Hiện nay, có nhiều cách chữa nhiệt miệng cho bé ngay tại nhà. Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng được trẻ ưa thích và nhiệt tình phối hợp. Bài viết này sẽ mách bạn những cách chữa trị hiệu quả hiện nay. Đặc biệt là cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng bột hoàng thanh được nhiều phụ huynh lựa chọn.
Tổng hợp cách chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà
Các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ bị sưng đau, nóng rát rất khó chịu. Đặc biệt là khi ăn uống hay khi nói chuyện. Khi bé gặp tình trạng này, mẹ có thể áp dụng ngay các cách chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà, giúp con yêu dễ chịu nhanh chóng như:
1. Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng mật ong
Mật ong chữa nhiệt miệng cho bé
Sử dụng mật ong là cách chữa nhiệt miệng cho bé 1 tuổi được nhiều cha mẹ áp dụng. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do đó, hỗ trợ làm lành các vết loét do nhiệt miệng gây ra một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, nhờ có vị ngọt mà mật ong được trẻ nhỏ rất yêu thích. Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng trẻ em bằng mật ong như sau:
Cách 1: Dùng trực tiếp mật ong
Mẹ hãy dùng tăm bông hoặc bông gòn sạch để chấm trực tiếp mật ong lên ổ loét trên miệng trẻ. Thực hiện cách này đều đặn 2 lần mỗi ngày, mẹ sẽ thấy tình trạng nhiệt miệng của trẻ được thuyên giảm đáng kể.
Cách 2: Sử dụng mật ong và tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ là dược liệu nổi tiếng với tác dụng làm lành vết viêm loét và tái tạo mô tổn thương nhanh chóng. Do đó, khi phối hợp với mật ong sẽ giúp cho vết nhiệt miệng cho trẻ nhanh hồi phục.
- Trộn mật ong cùng tinh bột nghệ theo tỉ lệ 1:2 để tạo thành hỗn hợp bột nhão.
- Thoa hỗn hợp này lên vết loét và để yên trong khoảng 3 phút. Cha mẹ cố gắng giữ để bé không ăn, uống nước hay nói chuyện trong lúc này.
- Súc miệng lại bằng nước sạch cho bé
- Nên áp dụng cách này 2 – 3 lẫn cho bé mỗi ngày là tốt nhất
Xin lưu ý:
- Không áp dụng cách này nếu trẻ nhỏ hơn 1 tuổi
- Cần lựa chọn và sử dụng mật ong nguyên chất để đảm bảo hiệu quả
2. Sử dụng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có thành phần chính là NaCl với nồng độ 0,9%. Đây là nồng độ tối ưu để diệt khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. Đồng thời, làm dịu vết loét và cải thiện tình trạng viêm do nhiệt miệng gây ra.
- Đối với trẻ lớn
Mẹ cho bé súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Đối với trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, có thể lau miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Sau đó, mẹ cần lau lại miệng trẻ bằng nước ấm sạch. Đây cũng là cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn, được nhiều mẹ áp dụng.
Lưu ý:
- Súc miệng bằng nước muối có thể khiến bé cảm thấy đau rát tại vết loét
- Chỉ nên súc miệng bằng nước muối cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt là với trẻ đã biết cách súc miệng. Những trẻ nhỏ hơn chưa biết cách súc miệng và nhổ nước ra ngoài có thể ngậm và nuốt nước muối. Dẫn tới thừa muối và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
- Súc miệng lại cho bé bằng nước lọc sau khi đã súc miệng bằng nước muối.
- Mẹ nên lựa chọn nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% có bán tại các hiệu thuốc. Không nên tự pha do có thể dẫn tới nồng độ muối không đúng. Gây tổn thương niêm mạc và làm tình trạng viêm loét nặng nề hơn.
3. Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng nước củ cải
Củ cải là loại rau củ có tính mát và tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Bên cạnh đó, củ cải còn chứa nhiều vitamin C, kali, folate, chất xơ và các chất chống oxy hoá. Từ đó giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh lành viêm loét hơn.
Bạn có thể áp dụng nhiều cách chữa nhiệt miệng ở trẻ nhỏ bằng nước củ cải. Trong đó, phổ biến là 2 cách sau:
- Cách 1: Cho bé uống nước củ cải
- Cách 2: Súc miệng bằng nước củ cải
Mẹ hãy ép củ cải lấy nước cốt. Sau đó, pha loãng nước cốt này cùng với nước để làm nước súc miệng. Kiên trì súc miệng 3 lần mỗi ngày, mẹ sẽ thấy các vết loét nhiệt miệng của bé giảm sưng đau nhanh chóng. Đây cũng là cách chữa nhiệt miệng cho trẻ dưới 1 tuổi an toàn và hiệu quả.
4. Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng dừa
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ chính là thiếu hụt các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin B12, vitamin C, kẽm và sắt. Trong khi đó, nước dừa là một nguồn bổ sung vitamin C, B12, sắt, magie, kẽm, kali,…tuyệt vời cho cơ thể. Từ đó giúp đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng và phòng ngừa tái phát bệnh.
Mẹ có thể áp dụng các cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em bằng dừa như sau:
- Cho bé uống nước dừa
- Cho bé súc miệng bằng nước cốt dừa
- Bôi dầu dừa nguyên chất lên vùng viêm loét trên miệng trẻ
Xin lưu ý:Không áp dụng cách bôi dầu dừa cho trẻ dưới 1 tuổi
5. Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng lá húng quế
Sử dụng lá húng quế là cách chữa nhiệt miệng cho trẻ nhanh nhất được nhiều phụ huynh áp dụng. Trong lá húng quế chứa các tinh dầu có dược tính diệt khuẩn và kháng viêm. Do đó có thể chữa khỏi vết viêm loét do nhiệt miệng gây ra một cách nhanh chóng.
Với trẻ lớn, mẹ có thể cho trẻ nhai lá húng quế cùng một chút nước ấm. Tuy nhiên với trẻ nhỏ hơn thì mẹ cần xay nhuyễn lá húng quế và đắp lên vết loét cho bé.
6. Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng cam thảo
Cam thảo có tác dụng chống viêm, giảm đau và cải thiện hiệu quả tình trạng sưng tấy ở xung quanh vết nhiệt miệng. Để chữa nhiệt miệng bằng cam thảo, mẹ có thể áp dụng các cách sau:
- Cách 1: Ngâm 1 vài rễ cam thảo trong nước ấm. Sau đó cho trẻ súc miệng bằng nước này để vết loét chóng lành.
- Cách 2: Trộn bột cam thảo cùng một chút nghệ và mật ong. Dùng tăm bông để bôi hỗn hợp này lên vùng viêm loét do nhiệt miệng của trẻ.
Lưu ý:
Chỉ nên sử dụng cam thảo cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
7. Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng lô hội
Lô hội là dược liệu dân gian có tác dụng kháng khuẩn và chữa lành viêm loét được nhiều người biết tới. Đặc biệt, với những bé đang gặp tình trạng sưng đau, nóng rát do nhiệt miệng thì lô hội có thể làm dịu mát ngay tức thì.
Mẹ có thể áp dụng 2 cách chữa nhiệt miệng bằng lô hội cho bé như sau:
- Bôi trực tiếp gel lô hội lên vết loét nhiệt miệng của trẻ
- Trộn gel lô hội cùng với nước và cho trẻ súc miệng hàng ngày. Nên trộn gel với nước lạnh để giúp bé cảm thấy mát và giảm đau nhanh chóng. Đây cũng là giải pháp được rất nhiều trẻ yêu thích.
Lưu ý:
Nếu bạn cho bé súc miệng bằng gel lô hội trộn nước, hãy chắc chắn chắn rằng con bạn đã quen với động tác súc miệng. Tránh trường hợp bé ngậm và nuốt nước lô hội gây ngộ độc.
8. Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng bột hoàng thanh
Có thể nói, trong các cách chữa nhiệt miệng cho bé nói trên thì dù bôi dược chất lên miệng, súc miệng,…đều ít nhiều khiến bé cảm thấy khó chịu và không muốn hợp tác. Do đó, giải pháp tối ưu hiện nay được nhiều phụ huynh lựa chọn là sử dụng dược liệu tự nhiên có thể chế biến thành thức uống hay món ăn mà trẻ yêu thích.
Xem thêm: Tác dụng thần kỳ của loài cây mới thuộc họ Zingiberaceae
Hoàng thanh là một dược liệu có tác dụng thanh nhiệt và trị nhiệt miệng được nhiều người ưa chuộng. Cả người lớn và trẻ em sử dụng đều rất tốt. Trong thành phần của hoàng thanh chứa nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng. Có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hoá và chống oxy hoá.
Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ hãy pha bột hoàng thanh cho trẻ uống. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng bột hoàng thanh làm nguyên liệu nấu chè, bột,… để trẻ ăn ngon miệng hơn. Cách này vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, vừa giúp chữa nhiệt miệng cho bé hiệu quả và được trẻ nhỏ ưa thích.
Xem thêm:
Uống bột hoàng thanh có tốt không? Cách dùng tốt cho sức khỏe
Bột hoàng thanh nên uống vào lúc nào? Cách dùng tốt cho sức khỏe
Lưu ý khi áp dụng các chữa nhiệt miệng cho bé
Các cách chữa nhiệt miệng cho bé kể trên đều mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau để quá trình điều trị được an toàn và đạt hiệu quả tốt:
Lựa chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng
Hiện nay, các dược liệu nhập lậu, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan trên thị trường. Tình trạng này không những gây kém hiệu quả trong điều trị nhiệt miệng mà còn gây nhiều hệ luỵ cho sức khỏe của bé.
Do đó, cha mẹ cần lựa chọn những dược liệu đảm bảo chất lượng. Với những dược liệu không có sẵn tại nhà, hãy chọn những nguồn cung cấp đã được chứng nhận về độ uy tín.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé
Tình trạng nhiệt miệng khiến bé đau đớn và không muốn vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, đây lại là điều kiện thuận lợi để các loài vi khuẩn tấn công gây bệnh. Từ đó khiến cho viêm loét trở nên tồi tệ hơn.
Cha mẹ hãy thay bàn chải đánh răng mềm và hướng dẫn con đánh răng nhẹ nhàng. Tránh cọ sát vào ổ loét. Bên cạnh đó, kết hợp nước súc miệng để làm sạch răng miệng trẻ tốt hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý
Khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ hãy cho bé ăn những thực phẩm có tính mát. Đặc biệt là tăng cường bổ sung nước ép trái cây và các loại rau xanh. Chẳng hạn như nước ép cam, quýt, rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau diếp cá,…
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có tính nóng và kích thích vào ổ viêm loét. Như đồ ăn cay, nóng, ớt, hạt tiêu, bánh kẹo cứng, măng,…
Đưa trẻ đi khám nếu thấy dấu hiệu bất thường
- Viêm loét không lành lại sau 2 tuần
- Viêm loét ngày càng nặng, tổn thương xơ cứng, có trồi như bông cải trong miệng
- Có dấu hiệu nhiễm trùng xung quanh vết loét: tiết dịch, mủ và sưng to
- Trẻ sốt cao, mệt mỏi, lờ đờ, chóng mặt
Bài viết liên quan
Nam giới hay rượu bia, nóng trong làm sao thải độc hiệu quả?
Trong văn hóa Việt Nam, rượu bia được coi như là phương tiện để kết ...
Th7
1 – 3 lần dùng Hoàng Thanh Tiến Vua, nhiệt miệng phải chào thua
Nhiệt miệng gây nhiều bất tiện và cảnh báo cơ thể bạn đang đối mặt ...
Th6
Giải đáp chi tiết 10 cách chữa nhiệt miệng tại nhà nhanh nhất
Cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả và an toàn vẫn luôn được bạn ...
Th3
Công dụng bột hoàng thanh và cách dùng hiệu quả nhất
Bột hoàng thanh có thực sự tốt khiến bạn lo lắng không biết có nên ...
Th3
Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa tốt nhất hiện nay
Nhiệt miệng khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, thâm chí là đau đớn khi ...
Th3
Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi nhanh khỏi bằng bột hoàng thanh
Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi rất đơn giản chỉ với những phương pháp dân ...
Th3