Cách chữa nhiệt miệng dân gian luôn được nhiều gia đình sử dụng bởi không chỉ hiệu quả, an toàn mà còn rất tiết kiệm. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo ngay những bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng dân gian đang được ưa chuộng hiện nay.
Chi tiết nhất cách chữa nhiệt miệng dân gian tại nhà
Những giải pháp chữa nhiệt miệng bằng dân gian hiệu quả từ những thực phẩm có sẵn như khế chua, cà chua, rau má, bột hoàng thanh… Các bài thuốc chữa trị bằng dân gian vừa dễ làm vừa mang lại hiệu quả với mức chi phí thấp.
Cách chữa nhiệt miệng dân gian bằng uống nước khế chua
Trong Y học Cổ truyền, khế chua được biết đến là một loại thảo dược mang tính bình, mát, với vị chua và ngọt. Trong đó, công dụng của khế chua có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như tốt cho tiêu hóa, lợi tiểu, có khả năng kháng viêm, trị ho, long đờm.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu của Y học hiện đại, quả khế chua có hàm lượng acid oxalic cao cùng nhiều loại vitamin A, C, B1, B2. Khế chua cũng có nhiều khoáng chất như Calci, Na, Fe, K… Chính vì vậy, khế chua được dùng rất tốt cho công dụng thanh nhiệt, kháng viêm, giảm viêm nhiễm cho khoang miệng cùng các nốt nhiệt miệng.
Bạn có thể tham khảo cách chữa nhiệt miệng bằng dân gian bằng khế chua rất đơn giản theo hướng dẫn dưới đây. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị từ 2 – 3 quả khế chua.
Tiếp đó, bạn rửa sạch và cắt thành từng múi hoặc từng lát mỏng. Bạn đun 500ml nước cùng khế đến khi nước sôi, đun tiếp trong 5 phút với lửa nhỏ xong tắt bếp.
Sau đó, bạn chỉ cần để nước nguội bớt rồi lấy nước cho vào các chai sạch để ngậm trong khoảng từ 2 – 3 ngày.
Bạn lưu ý chỉ nên ngậm nước khế chua rồi nuốt dần dần, không uống nhanh. Ngoài ra, bạn nên ngậm nước khế vào buổi tối hoặc khi không cần phải nói nhiều, nên uống sau bữa ăn.
Cách chữa nhiệt miệng dân gian bằng lá rau ngót
Từ lâu rau ngót đã được biết đến là loại thực phẩm rất lành, có công dụng thanh lọc, giải độc, giảm sốt, trị ho, viêm phổi, lợi tiểu. Ngoài ra, theo các nghiên cứu hiện đại, trong rau ngót còn có rất nhiều khoáng chất như canxi, photpho, vitamin C, gluxit, protit… Chính vì vậy, rau ngót cũng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng dân gian.
Bạn có thể chữa nhiệt miệng bằng cách chuẩn bị khoảng 10g rau ngót tươi, chỉ nên lấy phần lá. Sau đó, bạn rửa sạch rồi giã nhuyễn để vắt lấy nước. Sau đó, bạn chỉ cần sử dụng miếng vải hoặc bông sạch thấm vào nước rau ngót và chấm lên những vị trí bị nhiệt, bị viêm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp nước rau ngót với mật ong để nâng cao hiệu quả hơn. Mật ong cũng có tác dụng tiêu viêm, kháng viêm nên rất được ưa chuộng để điều trị nhiệt miệng.
Bạn có thể thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày, khi bôi nên làm nhẹ nhàng để tránh đau. Bạn thực hiện liên tục khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy chuyển biến tốt của bệnh nhiệt miệng. Một lưu ý quan trọng chính là phụ nữ có thai không nên sử dụng rau ngót.
Cách chữa nhiệt miệng dân gian cà chua
Theo Đông y, cà chua là loại quả có tính mát mang vị chua dịu, có thêm vị ngọt nhẹ. Cà chua cũng được dùng nhiều để thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bên cạnh đó, cà chua còn cung cấp nhiều khoáng chất, đặc biệt là các loại vitamin C. A… Ngoài ra, cà chua cũng là loại thực phẩm được dùng nhiều trong các bữa cơm hàng ngày.
Chính vì vậy, cà chua cũng được xem là cách chữa nhiệt miệng theo dân gian được ưa chuộng sử dụng bởi đơn giản, dễ dùng. Bạn có thể ăn sống cà chua để có hiệu quả cao trong trị nhiệt miệng.
Bạn cũng có thể xay cà chua lấy nước để ngậm từ 3 – 4 lần/ngày. Bạn lưu ý nên chọn các cà chua sạch để đảm bảo an toàn khi sử dụng nhé!.
Cách chữa nhiệt miệng dân gian lá húng chó
Một trong những cây thuốc nam chữa nhiệt miệng phổ biến chính là cây húng chó. Trong Y học Cổ truyền, lá cây húng chó thuộc họ bạc hà, có tính ấm, làm mát máu. Lá còn có khả năng chống viêm nhiễm, giảm đau hiệu quả rất tốt quá trình chữa nhiệt miệng.
Bạn chỉ cần lấy vài lá húng chó, rửa sạch và ăn trực tiếp. Bạn nên nhai kỹ và uống nước lạnh theo từng ngụm nhỏ. Bạn nên chia thành từ 5 – 6 lần/ngày đến khi khỏi bệnh.
Cách chữa nhiệt miệng dân gian vỏ dưa hấu
Bạn có thể thấy lạ khi vỏ dưa hấu cũng được coi là cách chữa nhiệt miệng bằng dân gian rất hiệu quả. Trong Đông y, vỏ dưa hấu là loại dược liệu có tính hàn nên thích hợp để dùng chữa những bệnh bị nóng trong, giải nhiệt, thanh lọc, giải độc tốt cho cơ thể.
Vậy nên, bạn có thể tận dụng vỏ dưa hấu để điều trị nhiệt miệng đơn giản, tiết kiệm. Bạn chỉ cần lấy khoảng 50g vỏ dưa hấu, rửa sạch rồi sai vàng. Sau đó, bạn tán thành bột và trộn lẫn với mật ong để bôi lên những vết nhiệt miệng từ 1 – 2 lần/ngày. Bạn có thể thực hiện từ 3 – 4 ngày đến khi bệnh có chuyển biến tốt.
Cách chữa nhiệt miệng dân gian bằng lá bàng
Cây bàng không chỉ được dùng để lấy bóng hay lấy hạt làm thực phẩm. Lá bàng non còn được coi là một loại thuốc dân gian có thể chữa được nhiều loại bệnh như viêm dạ dày, viêm nướu, viêm họng, sâu răng… Trong lá bàng có nhiều hàm lượng các chất kháng khuẩn, sát khuẩn, chống viêm nên được dùng rất nhiều trong điều trị mụn, chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng được thực hiện rất dễ dàng. Bạn có thể tham khảo những trị nhiệt miệng ngay dưới đây.
Đầu tiên, bạn cần chọn những chiếc lá bàng non, không bị sâu bệnh rồi đem rửa sạch với nước. Sau đó, bạn đun sôi lá với nước rồi đun lửa nhỏ trong 30 phút để các chất trong lá thoát hết ra ngoài. Tiếp đó, bạn tắt bếp rồi lọc lấy nước, để nguội.
Bạn chỉ cần lấy nước lá bàng để súc miệng và ngậm khoảng từ 2 – 3 phút. Mỗi ngày bạn súc miệng từ 4 – 5 lần sẽ thấy bệnh chuyển biến rất tốt.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy lá bàng non giã nhuyễn rồi đắp lên các nốt lở loét. Lá bàng sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm để các nốt nhanh lành. Lưu ý, sau mỗi lần súc miệng hoặc đáp lá, bạn cần súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ các nước lá bàng đọng lại có thể gây ố vàng cho răng.
Cách chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng
Các loại kem đánh răng hiện nay thường có chứa nhiều thành phần tác dụng tạo bọt, có khả năng kháng khuẩn, làm sạch các mảng bám. Kem đánh răng còn có khả năng trị sâu răng, chữa nhiệt miệng hiệu quả cao.
Bạn có thể dùng một lượng nhỏ kem đánh răng để bôi vào các nốt lở loét. Khi bôi lên vết loét, bạn sẽ cảm nhận được sự the mát, hơi tê nhẹ, giảm cảm giác đau xót. Sau một vài phút, bạn có thể rửa sạch với nước, dùng mỗi ngày để nhanh khỏi bệnh nhất.
Cách chữa nhiệt miệng dân gian bằng rau má
Rau má cũng là một loại cây thuốc nam chữa nhiệt miệng được dùng rất nhiều trong các gia đình. Đây là loại thảo dược mang vị ngọt, có chút đắng, rất tốt để thanh nhiệt, giải độc. Trong rau má còn chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là Triterpenoids có khả năng làm lành vết thương để điều trị tốt các vết lở loét nhanh.
Cách chữa nhiệt miệng theo dân gian bằng rau má rất phổ biếnCách sử dụng rau má để chữa nhiệt miệng cũng rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện theo những phương pháp như sau:
Cách đầu tiên, bạn rửa sạch rau má rồi để cho khô bớt, giã nhuyễn và vắt lấy nước uống mỗi ngày. Bạn sẽ thấy bệnh chuyển biến tốt, các vết bị loét nhanh lành hơn.
Cách thứ 2, sau khi giã nhuyễn rau má để lọc lấy nước. Bạn sẽ ngậm và súc miệng hàng ngày để cải thiện các vết loét.
Cách cuối cùng, bạn chỉ cần rửa sạch rau má rồi đun lấy nước uống mỗi ngày. Đây cũng là cách để chữa nhiệt miệng dân gian được nhiều gia đình sử dụng.
Cách chữa nhiệt miệng dân gian bằng bột sắn dây
Bột sắn dây cũng được dùng nhiều trong chữa nhiệt miệng do có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, bột sắn dây mang vị ngọt, tính mát nên rất tốt cho tỳ, vị, tốt cho phế, bàng quang.
Đây cũng là loại bột được dùng để giải nhiệt và giải độc rất tốt. Nhờ vậy, bột sắn dây thường được sử dụng để điều trị nhiệt miệng.
Cách chữa nhiệt miệng bằng dân gian với bột sắn dây cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng từ 5 – 10g bột sắn dây rồi pha với nước sôi nguội rồi uống trực tiếp. Bạn có thể uống khoảng 2 cốc mỗi ngày để nâng cao hiệu quả chữa nhiệt miệng.
Cách chữa nhiệt miệng dân gian bằng mật ong
Trong những cách chữa nhiệt miệng bằng dân gian rất phổ biến chính là mật ong rất tốt cho sức khỏe. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tốt, chống nấm, khử trùng, chống viêm nhiễm. Đồng thời, mật ong còn có khả năng làm lành các vết lở loét cực nhanh, cung cấp nhiều khoáng chất như kali, sắt, kẽm… để tăng cường sức đề kháng.
Việc sử dụng mật ong cũng rất đơn giản bằng cách dùng tăm bông thấm mật ong. Sau đó, bạn bôi lên các nốt nhiệt từ 2 – 3 lần trong ngày để nhanh khỏi.
Cách chữa nhiệt miệng dân gian bằng bột hoàng thanh
Bột hoàng thanh với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cũng là một cách chữa nhiệt miệng dân gian được dùng rất phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, cách sử dụng bột hoàng thanh chữa nhiệt miệng cũng rất đơn giản.
Công dụng bột hoàng thanh chữa nhiệt miệng
Theo Y học, bột hoàng thanh có tính mát, tốt cho tỳ, phế, thận, lợi tiểu, chống viêm dạ dày. Bột cũng có tác dụng thanh lọc, giải độc, giải nhiệt, chống nóng trong để ngăn chặn nhiệt miệng.
Đồng thời, theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại, bột hoàng thanh có chứa rất nhiều khoáng chất như kali, sắt… cùng chất xơ, vitamin B, A để cung cấp đề kháng cho cơ thể. Bởi vậy, bột hoàng thanh không chỉ có tác dụng chữa nhiệt miệng cực tốt mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Xem thêm: Tác dụng thần kỳ của loài thực vật mới được phát hiện thuộc họ Zingiberaceae
Cách dùng bột hoàng thanh để chữa nhiệt miệng
Bột hoàng thanh cũng rất dễ sử dụng theo nhiều cách khác nhau để chữa nhiệt miệng. Bạn có thể tham khảo cách pha bột để uống hoặc nấu chè giải nhiệt để thanh nhiệt cho cơ thể.
Cách pha bột hoàng thanh để uống
Bạn chỉ cần chuẩn bị từ 5 – 10g bột rồi hòa tan với một ít nước sôi để nguội. Sau đó, bạn đổ từ từ vào cốc nước rồi khuấy đều. Lượng tùy thuộc vào sở thích uống đặc hoặc uống loãng.
Bạn cũng có thể pha cùng với sữa với cách làm tương tư, hòa tan bột hoàng thanh trước. Sau đó bạn pha sữa với nước ấm rồi đổ bột vào và khuấy đều.
Bạn có thể nấu chè ngô (hoặc chè đỗ xanh, chè bưởi) kết hợp với bột hoàng thanh. Cách thức thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn cần ngâm đỗ xanh (ngô) trong khoảng từ 2 – 3 giờ rồi mang đi hấp chín.
Bước 2: Đun nồi nước sôi rồi cho đỗ xanh (ngô) vào đun đến khi chín nhừ.
Bước 3: Bạn lấy khoảng 5 – 10g bột hoàng thanh rồi hòa tan với một chút nước nguội. Sau đó đổ từ từ vào nồi chè, thêm đường theo vị ngọt yêu thích rồi đun sôi tiếp sau đó tắt bếp.
Bước 4: Bạn lấy chè ra ngoài, để nguội bớt rồi thưởng thức, có thể tham đá, dừa khô hay dừa tươi để thành món chè giải nhiệt, mát lạnh.
Xem thêm:
Uống bột hoàng thanh có tốt không? Cách dùng tốt cho sức khỏe
Bột hoàng thanh nên uống vào lúc nào? Cách dùng tốt cho sức khỏe
Cách phòng ngừa nhiệt miệng tái phát
Bên cạnh những cách chữa nhiệt miệng bằng dân gian, bạn cũng cần biết đến cách phòng ngừa nhiệt miệng để tránh phát bệnh, tiết kiệm chi phí. Việc phòng ngừa bệnh rất đơn giản với những cách như bảo vệ tốt cho khoang miệng, luôn xây dựng chế độ hợp lý, không ăn đồ cay nóng và vệ sinh răng miệng đúng cách.
Tránh làm tổn thương niêm mạc miệng
Niêm mạc miệng bị tổn thương do những va chạm khi chơi thể thao, cắn phải trong khoang miệng đều có thể gây nên các nốt lở loét. Khi bị viêm nhiễm, các nốt này có thể tạo thành nhiệt miệng.
Chính vì vậy, bạn cần chú ý bảo vệ, tránh những sự cố có thể gây ảnh hưởng cho niêm mạc miệng. Nhờ vậy, sẽ giúp tránh được sự hình thành của nhiệt miệng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng, khoa học hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau xanh, nhiều nước cũng như cung cấp đầy đủ khoáng chất sẽ giúp phòng tránh nhiệt miệng rất tốt. Bạn cần chú ý lên chế độ thực đơn ăn uống lành mạnh, tránh các chất kích thích để tránh nóng trong người.
Không sử dụng đồ ăn cay nóng
Một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng chính là ăn nhiều đồ cay nóng khiến nóng trong người, phát nhiệt thành các nốt nhiệt trong khoang miệng. Thêm vào đó, khi ăn nhiều đồ cay nóng cũng sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa…
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia dinh dưỡng sức khỏe cũng khuyên mọi người không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ chiên giòn. Đây cũng là giải pháp giúp phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Vệ sinh răng miệng đúng cách và hàng ngày luôn là điều cần thiết phòng ngừa nhiệt miệng. Khi bạn luôn có hàm răng và khoang miệng sạch sẽ giúp ngăn chặn được các loại vi khuẩn có thể gây nhiệt miệng, sâu răng, viêm nướu… Do vậy, các nha sĩ luôn khuyên chúng ta cần vệ sinh răng miệng ít nhất hai lần mỗi ngày để bảo vệ răng tốt nhất.
Mỗi cách chữa nhiệt miệng dân gian đều mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cũng như dễ thực hiện với mức chi phí thấp nhất. Từ đó, bạn có thể dễ dàng chọn được phương pháp chữa nhiệt miệng phù hợp để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe.
Bài viết liên quan
Nam giới hay rượu bia, nóng trong làm sao thải độc hiệu quả?
Trong văn hóa Việt Nam, rượu bia được coi như là phương tiện để kết ...
Th7
1 – 3 lần dùng Hoàng Thanh Tiến Vua, nhiệt miệng phải chào thua
Nhiệt miệng gây nhiều bất tiện và cảnh báo cơ thể bạn đang đối mặt ...
Th6
Giải đáp chi tiết 10 cách chữa nhiệt miệng tại nhà nhanh nhất
Cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả và an toàn vẫn luôn được bạn ...
Th3
Công dụng bột hoàng thanh và cách dùng hiệu quả nhất
Bột hoàng thanh có thực sự tốt khiến bạn lo lắng không biết có nên ...
Th3
Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa tốt nhất hiện nay
Nhiệt miệng khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, thâm chí là đau đớn khi ...
Th3
Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi nhanh khỏi bằng bột hoàng thanh
Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi rất đơn giản chỉ với những phương pháp dân ...
Th3