Cách chữa nhiệt miệng mãn tính như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Tác giả:
Hoàng Thanh
Ngày đăng:
08/03/22
Số lượt xem:
235
Tìm kiếm cách chữa nhiệt miệng mãn tính luôn là chủ đề được những người mắc phải tình trạng này quan tâm. Đặc biệt là khi nhiệt miệng kéo dài dai dẳng, thường xuyên tái phát làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. 
Vậy, nên áp dụng cách chữa bệnh nhiệt miệng mãn tính nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Đáp án sẽ có ngay trong bài viết này!

Tổng quan về bệnh nhiệt miệng mãn tính

Nhiệt miệng mãn tính là bệnh lý thường gặp, khiến cho nhiều người phải đau đầu với tần suất mà chúng xuất hiện. Nếu không hiểu rõ bệnh và có hướng điều trị đúng ngay từ đầu, vết viêm loét sẽ ngày càng khó chữa.

cach-chua-nhiet-mieng-man-tinh
Cách chứa nhiệt miệng mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị nếu không có biện pháp phù hợp

Nhiệt miệng mãn tính là gì?

Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng nhiệt miệng kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát. Với người bình thường, nhiệt miệng chỉ xuất hiện từ 3 – 4 lần mỗi năm. Tuy nhiên, với những người bị nhiệt miệng mãn tính thì số lần xuất hiện có thể tính theo tháng. 
So với bình thường, các vết loét trên miệng người bệnh nhiệt miệng mãn tính thường lâu lành hơn. Có thể kéo dài đến vài tuần.
Vết loét do nhiệt miệng khiến cho người bệnh đau rát, khó chịu và ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày. Không những thế, tình trạng này kéo dài dai dẳng cũng ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh. Khiến họ mệt mỏi, khó chịu và dễ cáu gắt hơn.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng mãn tính

Có rất nhiều yếu tố khác nhau gây ra bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên không phải nguyên nhân nào cũng có thể khiến cho nhiệt miệng xuất hiện kéo dài và thường xuyên tái phát.
Tình trạng mãn tính của nhiệt miệng thường liên quan tới các vấn đề sức khoẻ như:
  • Thiếu vitamin và khoáng chất. Trong đó quan trọng nhất là vitamin B12, vitamin C, folic, sắt và kẽm.
  • Khả năng thanh nhiệt và giải độc của gan bị suy giảm. Gan không thể đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể như bình thường, khiến cho cơ thể bị nóng trong và tích tụ chất độc ở miệng. Từ đó mà gây nên chứng nhiệt miệng.
  • Căng thẳng, áp lực kéo dài. Đây cũng là yếu tố khiến cho cơ thể mệt mỏi và suy giảm khả năng miễn dịch. Tạo điều kiện cho các yếu tố gây bệnh tấn công.
  • Các bệnh lý liên quan như bệnh Celiac, Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Behcet, bệnh Crohn, HIV/AIDS,…

Cách chữa nhiệt miệng mãn tính hiệu quả ngay tại nhà

Phương pháp điều trị nhiệt miệng mãn tính thường phụ thuộc vào mức độ tổn thương, viêm loét. Với những trường gặp nhiệt miệng nặng, bạn cần sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ. Trong khi đó, với những trường hợp nhiệt miệng nhẹ thì bạn có thể áp dụng ngay mẹo điều trị tại nhà.
Khi nhiệt miệng mãn tính thường xuyên tái phát, bạn có thể áp dụng các cách sau để giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng:

Cách chữa nhiệt miệng mãn tính bằng thuốc

Sử dụng các thuốc bôi nhiệt miệng là cách giúp giảm đau rát tại ổ loét nhanh chóng. Các loại thuốc này thường có tác dụng giảm đau, gây tê và chống viêm hiệu quả. Từ đó làm dịu vết loét và cải thiện đau nhức, sưng viêm do nhiệt miệng gây ra.

cach-chua-nhiet-mieng-man-tinh
Thuốc bôi giúp giảm nhanh đau rát cho nhiệt miệng gây ra
Thuốc bôi nhiệt miệng có thể ở dạng mỡ hoặc dạng gel, giúp thấm nhanh vào vết loét và cho thấy tác dụng chỉ sau vài phút. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ duy trì trong vào giờ. Một số thuốc bôi thường được sử dụng hiện nay như: Oracortia, Urgo, Kamistad N, Mouthpaste, Orrepaste,…
Với trường hợp vết loét bị bội nhiễm vi khuẩn nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng các thuốc kháng sinh. Trong đó, kháng sinh cho nhiệt miệng được dùng phổ biến là biseptol, chứa 2 hoạt chất là trimethoprim và sulfamethoxazole.
Lưu ý: 
  • Các thuốc bôi chứa corticoid có thể gây tác dụng phụ như loét dạ dày, rối loạn miễn dịch,… Do đó, cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng và lưu ý các dấu hiệu bất thường để kịp thời xử trí. Các thuốc bôi nhiệt miệng chứa corticoid như Oracortia, Mouthpaste, Orrepaste,…
  • Cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Đặc biệt là không tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi do có thể gây hiện tượng kháng thuốc.

Cách chữa nhiệt miệng mãn tính bằng súc miệng

Hiện nay, có nhiều loại nước súc miệng được bổ sung các thành phần có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Khi sử dụng sẽ giúp người bệnh tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Từ đó viêm loét sẽ nhanh lành hơn.
Thường áp dụng phổ biến nhất là súc miệng bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại nước súc miệng thường dùng trong nha khoa chứa hoạt chất Chlorhexidine.
Khi có nhiệt miệng, bạn hãy súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch súc miệng 3 lần mỗi ngày. Kiên trì thực hiện đều đặn sẽ thấy tình trạng sưng đau, viêm loét được cải thiện đáng kể.
cach-chua-nhiet-mieng-man-tinh
Súc miệng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng
Lưu ý:
  • Không nên tự pha nước muối súc miệng do có thể pha không đúng nồng độ. Không những làm giảm tác dụng sát khuẩn khoang miệng mà còn gây hại tới niêm mạc miệng. Do đó, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các hiệu thuốc tây.
  • Sử dụng nước muối súc miệng hay các dung dịch súc miệng có thể làm kích thích vết loét và gây đau rát.
  • Thường chỉ giúp điều trị triệu chứng, giúp tình trạng nhiệt miệng được cải thiện. Tuy nhiên, phương pháp này không giải quyết được nguyên nhân gây nhiệt miệng mãn tính. Do đó, chỉ được một thời gian thì nhiệt miệng lại tái phát.

Cách chữa nhiệt miệng mãn tính bằng bổ sung vitamin và khoáng chất

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng mãn tính tính là cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Trong đó có vitamin B12, vitamin C, sắt, kẽm, folate….
Do đó, nếu bạn bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng này thì có thể bổ sung thông qua dạng thực phẩm chức năng. Đồng thời, bổ sung thông qua nguồn thực phẩm như:
  • Vitamin B12 có nhiều trong gan động vật, gao, thịt bò, cá hồi, cá mòi,…
  • Vitamin C có trong các loại rau xanh và trái cây như súp lơ, cải bắp, cải thìa, ổi, cam, chanh, bưởi,…
  • Folat có trong trứng, bơ, đậu phộng, dưa vàng, ngũ cốc,…
  • Sắt có trong thịt bò, thịt cừu, thịt dê, rau bina, cá,…
  • Kẽm có trong thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, sữa, các loại hạt và quả hạch,…

cach-chua-nhiet-mieng-man-tinh

Người bệnh nhiệt miệng nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12

Cách chữa nhiệt miệng mãn tính bằng mẹo dân gian

Dân gian từ xưa đã có nhiều mẹo chữa nhiệt miệng với nguyên liệu từ thảo dược tự nhiên. Trong đó phải kể tới các cách sau:

Cách chữa nhiệt miệng mãn tính bằng nước khế chua

  • Bạn chọn 2 – 3 quả khế chua rửa sạch. Sau đó giã nát và đỏ ngập nước sôi vào
  • Đun sôi khế chua một lúc thì tắt bếp
  • Để cho nước nguội bớt và chắt lấy nước để ngậm và nuốt dần. Áp dụng nhiều lần trong ngày để tình trạng nhiệt miệng sớm được cải thiện.

Cách chữa nhiệt miệng mãn tính bằng vỏ dưa hấu

  • Lấy khoảng 50g vỏ quả dưa hấu đem đi sao vàng
  • Tán vỏ dưa hấu đã sao thành bột. Sau đó trộn đều bột dưa hấu cùng với một ít mật ong để tạo hỗn hợp thuốc
  • Dùng hỗn hợp thuốc này bôi lên vết loét miệng khoảng 1 – 2 lẫn mỗi ngày

Cách chữa nhiệt miệng mãn tính bằng cà chua

Cách chữa nhiệt miệng mãn tính nhanh nhất bằng cà chua chính là nhai sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua 3 – 4 lần mỗi ngày đều cho tác dụng tốt.

Cách chữa nhiệt miệng mãn tính bằng lá rau ngót

  • Chuẩn bị 1 nắm lá rau ngót và rửa sạch
  • Giã nát hoặc ép rau ngót để lấy nước cốt. Trộn nước cốt này cùng với một chút mật ong để tạo thành hỗn hợp thuốc.
  • Bôi hỗn hợp thuốc trên lên vết loét nhiệt miệng 2 – 3 lần mỗi ngày để giúp vết loét nhành được hồi phục.

Cách chữa bệnh nhiệt miệng mãn tính bằng rau má

  • Chuẩn bị rau má rửa sạch, để cho ráo nước
  • Giã nát rau má hoặc ép để lấy nước cốt ngậm và súc miệng. Bên cạnh đó, uống nước rau má cũng cho cho kết quả tốt.

Cách chữa nhiệt miệng mãn tính bằng lá húng chó

  • Chuẩn bị 1 nắm lá húng chó, rửa sạch và để ráo nước
  • Nhai kỹ lá húng chó trong miệng rồi nhấp một vào ngụm nước lạnh sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu ngay
  • Mỗi ngày nên ăn lá húng cho 3 – 5 lần

Cách chữa nhiệt miệng mãn tính bằng bột hoàng thanh

Hoàng thanh là thảo dược có tác dụng thanh nhiệt và chữa nhiệt miệng rất tốt cho cả người lớn và trẻ em. Trong thành phần của hoàng thành chữa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất tốt cho người bệnh nhiệt miệng.
Bên cạnh đó, hoàng thành còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, nhuận tràng và chống oxy hoá.
Xem thêm: 
Với tình trạng nhiệt miệng mãn tính, hoàng thanh có thể giúp thanh lọc và làm mát cơ thể, giúp nhiệt miệng nhanh lành hơn. Đặc biệt giúp phòng ngừa nhiệt miệng tái phát hiệu quả.
Khi có tình trạng nhiệt miệng, bạn có thể pha bột hoàng thanh để uống. Bên cạnh đó, sử dụng bột hoàng thanh để làm nguyên liệu nấu chè, bột,… rất tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Cách này còn giúp cả gia đình có thêm một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà lại có tác dụng chữa trị nhiệt miệng tốt. 
cach-chua-nhiet-mieng-man-tinh
Sử dụng bột hoàng thanh để chữa nhiệt miệng mãn tính

Xem thêm:

Lưu ý khi áp dụng cách chữa nhiệt miệng mãn tính

Một số người mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp chữa trị nhưng nhiệt miệng vẫn kéo dài và thường xuyên tái phát. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc chưa chú ý vệ sinh răng miệng và xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
Để quá trình chữa trị nhiệt miệng mãn tính được thuận lợi và an toàn, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

Vệ sinh răng miệng tốt

Các vết viêm loét do nhiệt miệng có thể gây đau rát mỗi khi bạn đánh răng hay súc miệng. Từ đó khiến chúng ta e ngại mỗi khi cần vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ tấn công vào vết loét và khiến cho nhiệt miệng lâu khỏi hơn.
Do đó, bạn nên cố gắng vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày, kết hợp với súc miệng để giúp tiêu diệt vi khuẩn. Nên lựa chọn bàn chải đánh răng mềm để tránh gây trầy xước vết loét.
cach-chua-nhiet-mieng-man-tinh
Người bệnh nhiệt miệng mãn tính cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Chế độ ăn uống khoa học

Bạn nên tránh sử dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng, quá chua, măng, bánh kẹo cứng,… để không gây kích thích và làm tổn thương vết loét.
Đồng thời, nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tính mát. Chẳng hạn như rau mồng tơi, rau ngót, súp lơ, nước ép cam, quýt,…

Thăm khám khi xuất hiện dấu hiệu bất thường

Với tình trạng nhiệt miệng bất thường, kéo dài trên 2 tuần mà không đáp ứng với bất kỳ biện pháp nào thì bạn nên đi thăm khám. Đặc biệt là khi xuất hiện các biểu hiện như:
  • Nổi u sùi ở vết loét. Tổn thương viêm loét màu đỏ xen lẫn màu vàng và trắng
  • Vết loét có màu đen
  • Vết loét chảy máu, có mùi hôi
  • Nổi hạch góc hàm, hạch cổ
  • Sốt kéo dài, nhai nuốt khó, cử động cơ miệng khó khăn 
Như vậy, bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn biết về tình trạng nhiệt miệng mãn tính và các điều trị hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách chữa nhiệt miệng mãn tính, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp sớm nhất nhé!
Thật tuyệt vời khi mà tình trạng nhiệt miệng của bạn được kiểm soát. Hãy liên hệ ngay hotline 0919394000, Dược sĩ Xanh đã sẵn sàng tư vấn cho bạn giải pháp hiệu quả nhất. Hãy chia sẻ bài viết để người thân và cộng đồng sớm tiếp cận phương pháp mới và ưu việt trong giải quyết các vấn đề về nóng trong, nhiệt miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.