Cách chữa nhiệt miệng nặng bằng bột hoàng thanh 

Tác giả:
Hoàng Thanh
Ngày đăng:
10/03/22
Số lượt xem:
176

Cách chữa nhiệt miệng nặng như thế nào để mang lại hiệu quả cao là thắc mắc của không ít người bệnh. Bởi khi bị bị nhiệt miệng nặng, tình trạng viêm loét nặng có thể kéo dài đến cả tháng nếu như không biết cách điều trị hợp lý. 

Tổng quan về nhiệt miệng nặng

Trước khi đến với các cách chữa nhiệt miệng nặng hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh và các nguyên nhân gây nhiệt miệng nặng. Từ đó có cách chăm sóc và điều trị bệnh hợp lý.

nhiet-mieng-nang-bot-hoang-thanh-tien-vua
Hình ảnh nhiệt miệng nặng                                                   

Nhiệt miệng nặng là gì?

Nhiệt miệng nặng là tình trạng trên niêm mạc miệng xuất hiện những vết viêm loét sâu, mức độ nặng trên lợi, má, môi, lưỡi,… 
Bình thường, vết loét do nhiệt miệng gây ra chỉ là những đốm trắng nhỏ, nông và có kích thước từ 1 – 2 mm. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiệt miệng nặng, vết loét có thể lên tới hơn 10mm gây sưng tấy và rất đau. Thậm chí, người bệnh còn bị sốt cao, nổi hạch góc hàm và gặp khó khăn trong ăn uống. 

Nguyên nhân gây nhiệt miệng nặng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành các vết loét nhiệt miệng. Trong đó có sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng, chế độ ăn uống không hợp lý hay do thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng với cơ thể. Đặc biệt là sắt, kẽm, folic, vitamin B12, vitamin C,…
Bên cạnh đó, một số bệnh lý như bệnh tự miễn, bệnh Crohn, Celiac,… cũng khiến cho hệ thống miễn dịch tự tấn công vào cơ thể và gây viêm loét nhiệt miệng.
Những trường hợp nhiệt miệng nặng thường do bội nhiễm vi khuẩn vào ổ loét. Vi khuẩn liên tục tấn công gây viêm và khiến cho viêm loét khó lành. 

Cách chữa nhiệt miệng nặng đem lại hiệu quả cao

Với các trường hợp nhiệt miệng nặng có thể kéo dài đến hàng tháng, thậm chí là 6 tuần nếu như không có các biện pháp điều trị phù hợp. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên chữa trị khác nhau. Trong đó phổ biến là sử dụng thuốc, súc miệng sát khuẩn, bổ sung dưỡng chất và sử dụng các dược liệu có tác dụng tốt.

1.Cách chữa nhiệt miệng nặng bằng thuốc

Thuốc bôi thường chứa chất chống viêm, kháng khuẩn, gây tê và giảm đau. Từ đó mang đến tác dụng làm dịu và làm đau rát nhanh chóng cho nhiệt miệng gây ra. 
Một số loại thuốc bôi nhiệt miệng thường dùng như: Mouthpaste, Orrepaste, Emofluor, Oracortia, Kamistad Gel N,…
nhiet-mieng-nang-bot-hoang-thanh-tien-vua
Sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng cho hiệu quả nhanh chóng

Tuy nhiên, với các trường hợp nhiệt miệng có viêm loét nặng, kéo dài nhiều ngày thường do bội nhiễm hay sức đề kháng suy yếu. Lúc này, bác sĩ có thể kê đơn thêm các loại thuốc dạng uống như:

  • Thuốc kháng sinh
Thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng kháng sinh khi có nhiệt miệng kèm bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm giảm sưng viêm nhanh chóng. Loại thuốc kháng sinh trị nhiệt miệng thường dùng là  Biseptol chứa 2 hoạt chất chính là trimethoprim và sulfamethoxazole.
Lưu ý không nên tự ý sử dụng kháng sinh mà cần có sự chỉ định của bác sĩ. Vì nếu sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc, gây nhiều hệ luỵ về sau.
  • Thuốc kháng nấm

Với trường hợp nhiệt miệng nặng có kèm bội nhiễm nấm thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng nấm. Một số thuốc kháng nấm thường được sử dụng hiện nay như: nystatin, itraconazole và fluconazole…

  • Thuốc corticosteroid
Corticosteroid thường được sử dụng trong các trường hợp nhiệt miệng nặng và kéo dài nhiều ngày không khỏi do sức đề kháng của cơ thể kém. Loại thuốc này có hiệu quả chống viêm rất mạnh. Tuy nhiên lại gây nhiều tác dụng phụ khi sử dụng như loét và xuất huyết dạ dày, rối loạn miễn dịch, tăng nhãn áp, tăng huyết áp, rối loạn tâm trạng, tăng cân,…
Do đó, bạn cần lưu ý sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng hay thay đổi liều lượng của thuốc này.
Một số thuốc corticosteroid điều trị nhiệt miệng như: prednisone, dexamethasone, hydrocortisone, betamethasone,…

2. Cách chữa nhiệt miệng nặng bằng nước súc miệng chuyên dụng

Song song với việc sử dụng các thuốc trị nhiệt miệng, bạn cũng cần lưu ý sử dụng các dung dịch súc miệng chuyên dùng để điều trị các bệnh lý khoang miệng. Trong đó, phổ biến là các dung dịch súc miệng chứa chlorhexidine gluconate, axit boric, cetylpyridinium, menthol,…
Sử dụng nước súc miệng sẽ giúp làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh. Từ đó giúp cho quá trình hồi phục viêm loét do nhiệt miệng trở nên nhanh chóng hơn.
Khi có tình trạng nhiệt miệng nặng, bạn nên súc miệng 3 lần mỗi ngày. Kết hợp cùng đánh răng bằng bàn chải mềm và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa tốt hơn.
nhiet-mieng-nang-bot-hoang-thanh-tien-vua
Nước súc miệng chứa các chất sát khuẩn và làm sạch khoang miệng

3. Bổ sung viên uống vitamin và khoáng chất

Cơ thể bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin C, folat, sắt, kẽm,… là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng. Nhiều trường hợp nhiệt miệng nặng, kéo dài và thường xuyên tái phát chỉ vì thiếu những chất này.
Do đó, bạn có thể bổ sung các chất này với hàm lượng phù hợp thông qua dạng viên uống. Ngoài ra, một chế độ ăn giàu dinh dưỡng cũng là một biện pháp bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho người bệnh.

4. Cách chữa nhiệt miệng nặng bằng dược liệu khác

Bạn cũng có thể sử dụng cách chữa nhiệt miệng lâu năm từ dược liệu dân gian như:
  • Sử dụng khế chua: Bạn chuẩn bị 3 quả khế chua, rửa sạch và giã nát. Đem khế chua đã giã nát cho vào nồi và đun sôi cùng lượng nước vừa đủ. Đến khi nước sôi thì tắt bếp, để nước nguội bớt rồi chắt lấy nước để ngậm và uống nhiều lần trong ngày.
  • Sử dụng bã chè: Mỗi lần uống trà, bạn giữ lại bã chè để đắp lên vết loét do nhiệt miệng gây ra. Áp dụng cách này nhiều lần trong ngày để giảm đau nhanh và sưng tấy trong miệng.
  • Sử dụng mật ong: Bôi trực tiếp mật ong lên vết loét. Hoặc bạn cũng có thể trộn bột nghệ cùng mật ong để bôi lên vết loét, cách này giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng hơn.
  • Sử dụng rau ngót: lá rau ngót rửa sạch và giã nát. Chắt lấy nước cốt và chấm lên vết loét. Để yên 5 phút rồi mới súc miệng lại để dược chất trong rau ngót thấm sâu vào ổ viêm.
  • Sử dụng diếp cá: Lá diếp cá rửa sạch và mang đi xay nhuyễn làm sinh tố uống mỗi ngày. Hoặc nếu không ăn được rau diếp cá sống thì bạn có thế sắc lá diếp cá để uống cũng cho hiệu quả tốt.
Tuy nhiên, các mẹo trị nhiệt miệng này thường cho hiệu quả tốt đối với những trường hợp nhiệt miệng chưa quá nặng. Với những trường hợp nặng thì nên sử dụng dược liệu đáp ứng tốt hơn như bột hoàng thanh.

5. Cách chữa nhiệt miệng nặng bằng bột hoàng thanh

nhiet-mieng-nang-bot-hoang-thanh-tien-vua
Sử dụng bột hoàng thanh là cách chữa nhiệt miệng triệt để được nhiều người áp dụng
Sử dụng bột hoàng thanh là cách trị nhiệt miệng tận gốc được nhiều người bệnh nhiệt miệng nặng yêu thích sử dụng vì độ hiệu quả mà dược liệu này mang lại.
Hoàng thanh có tính mát, tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó, chúng còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và vitamin hữu ích cho tình trạng nhiệt miệng. Chính nhờ những tác dụng này mà bột hoàng thanh chữa trị nhiệt miệng rất nhanh và hiệu quả, đáp ứng tốt với cả trường hợp bị nhiệt miệng nặng.
Có thể sử dụng bột hoàng thanh trị nhiệt miệng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Với người lớn, bạn hãy pha bột hoàng thanh làm nước uống hàng ngày. Với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể sử dụng bột hoàng thanh để nấu chè, bột,…cho bé ăn. Bột hoàng thanh có hương vị thơm ngon nên được trẻ nhỏ rất yêu thích. 

>> Xem thêm:

Lưu ý khi áp dụng các cách chữa nhiệt miệng nặng

Khi điều trị nhiệt miệng nặng, người bệnh cần lưu ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng và chế độ sinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt, chú ý quan sát những biểu hiện của bệnh để kịp thời phát hiện ra bất thường.

Vệ sinh răng miệng tốt

Vệ sinh răng miệng tốt là cách hỗ trợ điều trị nhiệt miệng nặng rất tốt. Đặc biệt là khi có tình trạng bội nhiễm do vi khuẩn. Bạn nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, kết hợp súc miệng để làm sạch khoang miệng được tốt hơn.
Ở người bệnh nhiệt miệng nặng thường xuất hiện những vết loét to và sâu trong miệng. Do đó, bạn cần lưu ý sử dụng các loại bàn chải đánh răng mềm để tránh làm tổn thương thêm vùng viêm loét.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiệt miệng nặng. Nếu có chế độ dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ bệnh nhanh lành hơn.
Người bệnh nhiệt miệng nên kiêng các thực phẩm có tính cay, nóng và khó tiêu. Chẳng hạn như đồ ăn cay, nhiều ớt, hạt tiêu, mù tạt. rượu bia, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ,.. Đồng thời tích cực ăn các thực phẩm có tính mát, giàu vitamin như bông cải xanh, rau cải, rau muống, cam, bưởi, quýt, chanh,…
Khi có nhiệt miệng nặng, bạn cũng cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng kéo dài.

Thăm khám khi thấy bất thường

Ung thư khoang miệng là một trong những loại ung thư có tỉ lệ mắc cao ở nước ta. Do đó, bạn cần biết những dấu hiệu bất thường để kịp thời đến bệnh viện thăm khám và có hướng điều trị sớm.

nhiet-mieng-nang-bot-hoang-thanh-tien-vua
Lưu ý các dấu hiệu bất thường của viêm loét
Một số dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư mà bạn cần lưu ý như:
  • Vết loét sâu, sưng to, ngày càng lan rộng và không thuyên giảm
  • Vết loét hình chồi, dạng bông cải
  • Vết loét chảy máu
  • Đốm trắng, đỏ xen kẽ trong khoang miệng. Các đốm trắng này thường cứng, khó bong tróc
  • Khó khăn trong việc nhai nuốt, khó tiết nước bọt, khàn tiếng, mệt mỏi, gầy sút cân,…
Khi có những dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng gây khó khăn trong điều trị.
Như vậy, bạn có thể áp dụng nhiều cách chữa nhiệt miệng nặng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn bỏ túi nhiều mẹo hay, giúp cho quá trình điều trị bệnh trở nên hiệu quả và an toàn hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách trị nhiệt miệng, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi theo hotline 0919394000 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.