Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi nhanh khỏi bằng bột hoàng thanh

Tác giả:
Nguyễn Thủy
Ngày đăng:
29/03/22
Chuyên mục:
Nhiệt miệng
Số lượt xem:
351

Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi rất đơn giản chỉ với những phương pháp dân gian để nhiệt miệng nhanh khỏi, không còn gây đau rát. Vậy, bạn có biết những cách điều trị nhiệt miệng ở lưỡi bằng bột hoàng thanh cùng các giải pháp khác như thế nào? Bột Hoàng Thanh Tiến Vua sẽ bật mí ngay trong bài chia sẻ dưới đây.

Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi nhanh khỏi

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị nhiệt miệng lưỡi hiệu quả cùng an toàn từ việc sử dụng thuốc bôi, vệ sinh răng miệng, lên thực đơn khoa học hay dùng bột hoàng thanh… Bạn hoàn toàn có thể chọn một cách chữa nhiệt miệng phù hợp với tình hình bệnh của mình. 

Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi bằng thuốc bôi

Thuốc bôi cũng được biết đến là cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi rất phổ biến với công dụng giảm đau nhanh, làm dịu mát tại các vết lở loét. Các loại thuốc bôi đều mang đến nhiều công dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn cũng như ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn để bệnh không bị nặng thêm. 
Đồng thời, thuốc bôi cũng là dòng thuốc chữa nhiệt miệng lưỡi rất tiện lợi, không mất nhiều thời gian chuẩn bị. Trên thị trường hiện nay, thuốc bôi bao gồm ba dòng chính là thuốc bôi dạng mỡ (dạng kem), thuốc bôi dạng gel và thuốc dạng bột. 
 cach-chua-nhiet-mieng-o-luoi
Chữa nhiệt miệng ở lưỡi bằng thuốc bôi mang lại hiệu quả cao
Trong đó, dòng thuốc bôi dạng gel nhận được nhiều phản hồi tốt về khả năng bám tốt trên các vết nhiệt ở lưỡi để thuốc thẩm thấu sâu vào bên trong nơi bị nhiệt. Nhờ vậy, lớp thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với dòng thuốc dạng bột hay dạng kem nhanh bị tan trong miệng do nước bọt. 
Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc chữa nhiệt miệng lưỡi dạng bôi đang rất phổ biến hiện nay như: Gengigel, Orrepaste,  Emofluor… Đối với trẻ bị nhiệt miệng, bạn có thể sử dụng một số dòng thuốc bôi như Mouthpaste, Zytee, Kamistad…
Bạn có thể dùng thuốc bôi trực tiếp tại các nốt bị nhiệt, nốt lở loét để làm giảm cơn đau rát. Bạn có thể bôi từ 2 – 3 lần/ngày đến khi nốt nhiệt bắt đầu lành lại. Bạn cần dừng ngay thuốc khi có các dấu hiệu dự ứng như nổi mẩn, ngứa, khó thở…
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng lưỡi, bạn cần chú ý dùng đúng theo liều lượng được chỉ định. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý chỉ sử dụng loại thuốc chính hãng có nguồn gốc rõ rành. Đặc biệt, bạn cũng cần nắm được thành phần của thuốc để tránh loại có thể gây dị ứng cho bản thân hoặc người dùng. 

Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi bằng việc vệ sinh sạch sẽ răng miệng

Như bạn đã biết, một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng chính là răng miệng không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Điều này có thể gây nên những thương tổn ở khoang miệng và làm xuất hiện các nốt nhiệt miệng ở lưỡi, khoang má hay nướu…
Chính vì vậy, cách điều trị nhiệt miệng lưỡi bằng việc cần phải vệ sinh sạch sẽ răng miệng đúng cách là điều cần thiết, để loại bỏ các nốt lở loét trong miệng. Khoang miệng và răng được làm sạch sẽ giúp ngăn chặn các vi khuẩn, nấm có thể gây nhiễm khiến các nốt nhiệt càng lan rộng. 
 cach-chua-nhiet-mieng-o-luoi
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp chữa nhiệt miệng nhanh khỏi
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc đánh răng, nước súc miệng để vệ sinh răng miệng từ 2 – 3 lần trong ngày. Lưu ý, bạn nên đánh răng nhẹ nhàng, tránh làm quá mạnh để không gây tổn thương cho khoang miệng.
Ngoài ra, răng miệng được làm sạch sẽ cũng là cách để ngăn chặn nhiệt miệng lưỡi có thể xảy ra. Đây cũng là cách để chăm sóc và ngăn chặn các bệnh như sâu răng, hôi miệng…

Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi bằng cách ăn uống lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng

Với bạn thường xuyên ăn những loại thức ăn nhanh và đồ cay nóng sẽ khiến nóng trong người, ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… Đây cũng là nguyên nhân khiến các nốt nhiệt miệng ở lưỡi xuất hiện. Vậy nên, thêm một cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi đơn giản chính là hãy xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

 cach-chua-nhiet-mieng-o-luoi
Thực đơn khoa học lành mạnh là cách chữa nhiệt miệng lưỡi nhanh
Trước tiên, bạn cần xây dựng thực đơn với nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi. Rau xanh và trái cây cũng có tác dụng làm mát, thanh nhiệt cho cơ thể khi bị nóng trong người do dùng nhiều đồ ăn cay nóng. 
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các loại hạt họ đậu với khả năng giúp thanh nhiệt, giải độc, kích thích ăn ngon miệng hơn. Bạn cũng nên tăng cường bổ sung cho cơ thể các chất protein, thịt cá, thực phẩm giàu sắt để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng, giúp các vết loét nhanh lành. Một số thực phẩm thích hợp như trứng, rau lá xanh đậm, súp lơ, rau ngót, cá biển…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm những thực phẩm như sữa chua rất tốt cho người bị nhiệt miệng để tăng cường lợi khuẩn, hấp thu tốt các dinh dưỡng. Đồng thời, bạn cũng có thể uống các loại nước trà xanh, nước rau má… đều là những loại nước giúp làm mát cơ thể, thanh nhiệt, giải độc chống nóng trong để ngăn chặn nhiệt miệng.  

Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi nhanh khỏi bằng bột hoàng thanh 

Thêm một cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi rất đơn giản và hữu hiệu chính là dùng bột hoàng thanh. Đây là một loại bột trong dân gian với khả năng chữa nhiệt miệng nhanh và an toàn. 
Theo những nghiên cứu của y học hiện đại, bột hoàng thành có chứa nhiều chất xơ, các khoáng chất như sắt, kali, vitamin B, kẽm… Nhờ vậy, bột hoàng thanh có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để giúp nhiệt miệng nhanh lành. 
 cach-chua-nhiet-mieng-o-luoi
Bột hoàng thanh chứa nhiều khoáng chất dinh dưỡng

Xem thêm: Tác dụng thần kỳ của loài thực vật mới được phát hiện thuộc họ Zingiberaceae

Trong khi theo Đông y, bột hoàng thanh có tính bình, bổ thận, mát gan, tốt cho dạ dày. Bột có khả năng giải độc, thanh nhiệt cơ thể giúp hạn chế nóng trong để giúp làm dịu các cơn đau rát do nhiệt miệng gây nên. Đồng thời, bột cũng có tác dụng ngăn chặn nhiệt miệng rất tốt, bổ sung các chất dinh dưỡng cho người dùng.
Cách chữa nhiệt miệng lưỡi bằng bột hoàng thanh rất đơn giản theo những cách như pha nước uống, nấu chè giải nhiệt hoặc nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Bạn có thể tham khảo những cách làm ngay dưới đây. 

Pha bột hoàng thanh để uống

Bạn có thể pha bột hoàng thành với sữa hoặc với nước cùng quất để giải nhiệt. Đầu tiên, bạn sẽ cần chuẩn bị sữa đặc 100ml, bột hoàng thanh từ 2 – 3g, nước ấm với mức nhiệt khoảng 80 độ. 
Bạn cần pha sữa với khoảng 200ml – 300ml nước ấm 80 độ. Sau đó, bạn hòa tan bột hoàng thanh với một chút nước nguội rồi đổ từ từ vào cốc sữa và khuấy đều. 
 cach-chua-nhiet-mieng-o-luoi
Pha bột hoàng thanh trị nhiệt miệng hiệu quả cao

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha bột với nước cốt chanh để giải độc. Bạn chỉ cần hòa tan bột hoàng thanh với một chút nước sôi để nguội sau đó đổ vào một cốc nước khoảng từ 200ml – 300ml. Tiếp theo, bạn thêm vào khoảng từ 2ml – 5ml nước cốt chanh hoặc quất, thêm đường đá nếu thích.  

Cách nấu chè bột hoàng thanh giải nhiệt

Những cốc chè giải nhiệt trong ngày nóng cũng giúp ngăn chặn nhiệt miệng ở lưỡi rất tốt. Bạn có thể tham khảo cách nấu chè với bột hoàng thanh đơn giản như sau. 
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu đậu xanh hoặc ngô, đường, bột hoàng thanh, nước cốt dừa… Bước đầu tiên, bạn cần ngâm đậu xanh (ngô) trong khoảng từ 2 – 3h rồi mang đi hấp chín. Với ngô, bạn có thể nấu trong nồi chè. Trong khi đó, khi đậu xanh chín bạn có thể đổ vào nồi nước để nấu chè. 
Tiếp đó, bạn hòa tan bột hoàng thanh cùng với một chút nước nguội. Sau đó, bạn đổ từ từ hỗn hợp bột vào nồi chè đến khi nước bắt đầu sánh lại theo mong muốn. Lưu ý, khi đổ bạn nên khuấy đều để tránh bột có thể bị vón cục. 
Sau đó, bạn chỉ cần nấu đến khi nồi chè sủi lăn tăn thêm đường với độ ngọt yêu thích. Bạn chỉ cần lấy chè ra cốc để nguội rồi thêm nước cốt dừa, đá và thưởng thức. 

Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi nhanh cần lưu ý những gì?

Ngoài những cách chữa nhiệt miệng lưỡi hiệu quả, bạn cũng cần nắm được những lưu ý khi điều trị từ việc sử dụng trái cây, hạn chế dùng chất kích thích hay không nên dùng muối đặc… Những lưu ý này đều sẽ giúp những cách điều nhiệt miệng lưỡi được hiệu quả nhất.

Không sử dụng trái cây chứa nhiều acid

Khi bị nhiệt miệng, bạn không nên ăn những loại trái cây có chứa nhiều acid như dứa, mận, chanh… Acid trong trái cây sẽ khiến cho các nốt nhiệt bị viêm nhiễm và lở loét mạnh hơn, gây đau rát và khiến bệnh lâu khỏi. 
Do vậy, bạn không nên ăn những loại trái cây này để tránh bị lâu hơn. Ngược lại, bạn có thể bổ sung thêm những trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, ổi… để bổ sung đề kháng. 

Không sử dụng rượu bia

Rượu bia hay các chất có cồn đều mang đến những tác hại không tốt cho gan, dạ dày, thận hay hệ tiêu hóa. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng khi mà gan có nhiều độc tố.

 cach-chua-nhiet-mieng-o-luoi
Chữa nhiệt miệng không sử dụng rượu bia

Do vậy, việc hạn chế không sử dụng rượu bia là điều cần thiết để chữa nhiệt miệng nhanh khỏi. Đồng thời, cũng sẽ giúp ngăn chặn nhiệt miệng cũng như bảo vệ sức khỏe tránh các bệnh về gan, viêm dạ dày…

Không sử dụng cà phê

Có thể bạn không biết, cà phê có chứa loại acid salicylic có khả năng làm tổn thương các tế bào mô trong khoang miệng. Do vậy, nếu bạn uống cà phê khi bị nhiệt miệng có thể khiến cho các vết lở loét bị năng hơn. 
Ngoài ra, một số loại nước ngọt có siro hoặc acid phosphoric cũng khả năng gây viêm nhiễm tại các nốt nhiệt miệng. Vậy nên, bạn không nên sử dụng cà phê hay nước ngọt trong khi bị nhiệt miệng. 

Không sử dụng nước muối đặc

Mặc dù nước muối pha loãng cũng là một cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, nước muối đặc với hàm lượng natri cao sẽ khiến cho vết nhiệt bị bỏng rát, đau hơn và làm tổn thương vùng khoang miệng. 

 cach-chua-nhiet-mieng-o-luoi
Không dùng nước muối đặc trị nhiệt miệng

Thậm chí, nước muối đặc còn khiến cho nốt nhiệt bị nặng hơn, lở loét và lâu khỏi hơn. Do vậy, bạn không sử dụng nước muối đặc để trị nhiệt miệng.

Không sử dụng thức ăn cay nóng

Tất nhiên, khi bị nhiệt miệng bạn sẽ cần tránh xa khỏi những thức ăn cay nóng từ ớt, đồ chiên xào bởi có thể sẽ khiến bệnh nặng hơn. Đồ cay nóng sẽ khiến các nốt nhiệt bị phồng rộp, cảm giác đau rát hơn rất nhiều.
Vậy nên, bạn hãy tránh các đồ cay, mặn để hỗ trợ chữa nhiệt miệng nhanh khỏi. Bạn nên sử dụng những thực phẩm có vị lạt, ít mặn để không gây kích ứng cho niêm mạc miệng, lưỡi. 
Những tổng hợp các cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi đơn giản đến từ các loại thuốc hay phương pháp dân gian. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng chọn được phương pháp chữa nhiệt miệng nhanh, hiệu quả an toàn để chăm sóc sức khỏe gia đình. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Nhiệt miệng ở lưỡi là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.