Nhiều người gặp tình trạng nhiệt miệng lâu khỏi mà không biết nguyên nhân tại sao. Đồng thời làm thế nào để chữa trị hiệu quả bệnh, giúp viêm loét nhanh được hồi phục. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này và các cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả nhất hiện nay nhé!
Tổng quan về tình trạng nhiệt miệng lâu khỏi
Nhiệt miệng là tình trạng người bệnh có những vết tổn thương, viêm loét ở trong niêm mạc miệng. Thông thường, các vết loét này là lành tính và có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, ở một số người lại gặp tình trạng nhiệt miệng kéo dài, lâu khỏi gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Vì sao nhiệt miệng lâu khỏi, hay tái phát?
Có 3 nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiệt miệng lâu khỏi và hay tái phát phải kể đến như:
Sự kết hợp nhiều yếu tố gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng có thể do nhiều yếu tố kích thích sự hình thành. Trong đó, tình trạng nóng trong người, suy giảm miễn dịch, thiếu hụt vitamin và khoáng chất hay vi khuẩn tấn công là những yếu tố tác động nhiều nhất. Vì vậy, khi chữa trị bệnh nhiệt miệng, bạn phải kết hợp thanh nhiệt, giải độc cơ thể cùng nâng cao miễn dịch và bổ sung dưỡng chất.
Có như thế, cơ thể mới được khoẻ mạnh toàn diện và khả năng tự chữa lành bệnh tật tốt hơn. Giúp viêm loét nhanh được hồi phục và phòng tránh tái phát bệnh hiệu quả.
Tâm lý chủ quan, không có biện pháp điều trị kịp thời
Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến cho nhiệt miệng kéo dài và lâu khỏi. Tuy nhiệt miệng là bệnh lý lành tính, nhưng môi trường khoang miệng có sự tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh.
Do đó, vi khuẩn và nấm dễ tấn công vào vết loét gây nhiễm trùng, tạo thành những ổ áp xe, viêm mủ khó điều trị hơn. Lúc này, bác sĩ phải tăng cường sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống nấm, chống viêm loét… mới có thể cải thiện được tình trạng bệnh.
Điều trị nhiệt miệng sai cách
Nhiều người bệnh nôn nóng sử dụng các thuốc trị nhiệt miệng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là tình trạng sử dụng kháng sinh, thuốc corticoid bừa bãi. Không những không cải thiện nhiệt miệng mà trái lại càng khiến cho viêm loét nặng, lâu khỏi hơn cùng những tác dụng phụ nguy hiểm mà thuốc gây ra.
Khi sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể gây hại gan, thận và đặc biệt là làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Trong khi đó, sử dụng Corticoid kéo dài có thể gây rối loạn miễn dịch, khiến cơ thể suy giảm sức đề kháng trước những tác nhân gây bệnh.
Nhiệt miệng lâu khỏi có sao không?
Thông thường, nhiệt miệng là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiệt miệng kéo dài và không được chữa trị hợp lý có thể dẫn tới nhiễm trùng, áp xe, viêm mủ xung quanh ổ loét. Tình trạng viêm loét này có thể lây lan đến vùng xoang hàm và gây viêm ở những cơ quan sâu bên trong.
Nguy hiểm hơn, viêm loét kéo dài, lâu khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng ở giai đoạn đầu. Đặc biệt là khi viêm loét xuất hiện cùng với các dấu hiệu như:
- Viêm loét sưng đau, kéo dài trên 2 tuần mà không thuyên giảm
- Viêm loét có màu trắng, vàng xen kẽ đỏ, đen xám
- Xuất hiện cục u sùi ở miệng, u cục có hình chồi bông cải
- Nổi hạch góc hàm
- Nhai nuốt khó khăn, khó chuyển động lưỡi
- Sốt, mệt mỏi thường xuyên, sút cân mà không rõ nguyên nhân
Khi thấy các triệu chứng này, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng viêm loét nhé.
Bật mí cách chữa nhiệt miệng lâu khỏi đơn giản và hiệu quả
Tình trạng nhiệt miệng có thể tự khỏi được, tuy nhiên chúng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát và khó chịu. Đặc biệt là khi nhiệt miệng kéo dài lâu khỏi, dễ khiến cho người bệnh mệt mỏi, dễ cáu gắt. Do đó, bạn nên áp dụng những biện pháp điều trị để giúp thúc đẩy viêm loét nhiệt miệng nhanh lành hơn.
Cách chữa nhiệt miệng lâu khỏi bằng thuốc
Tình trạng nhiệt miệng lâu khỏi và kéo dài có thể do vết loét đã bị bội nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm. Do đó, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc sau:
Thuốc colchicine và prednisone
Đây là 2 thuốc kê đơn đường uống được sử dụng phổ biến cho bệnh nhiệt miệng. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, giúp kháng lại các chủng vi sinh vật gây nhiệt miệng như vi khuẩn, virus, nấm miệng. Ngoài ra, thuốc còn giúp vết loét nhanh được phục hồi hơn.
Thuốc kháng sinh
Trường hợp người bệnh bị nhiệt miệng lâu khỏi do bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Trong đó, các kháng sinh được sử dụng phổ biến hiện nay là Biseptol (chứa trimethoprim và sulfamethoxazole). Nếu viêm loét vẫn tiếp tục kéo dài mà không có dấu hiệu lành lại, bác sĩ có thể kê đơn thêm các loại thuốc kháng sinh khác như spiramycin và metronidazol.
Thuốc kháng nấm
Thuốc kháng nấm được sử dụng khi có bội nhiễm nấm trong khoang miệng. Thường sử dụng thuốc kháng nấm với các thuốc bôi tại chỗ để giúp viêm loét thuyên giảm nhanh hơn.
Một số thuốc kháng nấm tại khoang miệng được sử dụng phổ biến như itraconazole, fluconazol, nystatin…
Thuốc corticosteroid
Với những người bệnh có tình trạng nhiệt miệng nặng và kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các thuốc chống viêm corticosteroid. Loại thuốc này có tác dụng chống viêm rất mạnh nhưng khi sử dụng kéo dài lại gây nhiều tác dụng phụ. Do đó, trước khi sử dụng corticosteroid cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đồng thời tuân thủ đúng liều lượng.
Một số thuốc corticosteroid được sử dụng trong điều trị nhiệt miệng nặng như: dexamethasone, methylprednisolone, prednisone, cortisone…
Cách chữa nhiệt miệng lâu khỏi bằng bổ sung vitamin
Một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng nhiệt miệng lâu khỏi, kéo dài và thường xuyên tái phát là cơ thể bị thiếu vitamin. Trong đó, quan trọng nhất là vitamin B12, vitamin B9 và vitamin C.
Để bổ sung các loại vitamin này, bạn có thể sử dụng viên uống vitamin tổng hợp. Hoặc cung cấp vitamin cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
- Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin B12 như gan, trứng, sữa, ngao, hàu, trai, thịt bò, cá hồi, cá ngừ,…
- Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin B9 như đậu nành, đậu đen, đậu ván, súp lơ xanh, rau chân vịt, măng tây, trứng gà, bơ…
- Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, dâu tây, ổi, cam, súp lơ, khoai tây, đu đủ…
Cách chữa nhiệt miệng lâu khỏi bằng bột hoàng thanh
Sử dụng bột hoàng thanh chữa nhiệt miệng lâu khỏi là cách làm được nhiều người ưa chuộng. Bởi hiệu quả chữa nhiệt miệng của bột hoàng thanh rất tốt. Bên cạnh đó, người bệnh có thể pha nước uống hoặc chế biến thành món chè hoàng thanh thơm ngon và bổ dưỡng.
Theo đông y, bột hoàng thanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể hiệu quả. Do đó, chúng được ứng dụng để chữa các tình trạng như nhiệt miệng, nóng trong người, chống táo bón và giải độc ở người bị say rượu, bia.
Ngoài ra, bột hoành thanh còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng. Giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành viêm loét nhanh hơn và phòng ngừa nhiệt miệng tái phát hiệu quả.
Để sử dụng hoàng thanh chữa nhiệt miệng, cách đơn giản nhất là bạn hoà bột cùng với nước và sử dụng để uống trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột hoàng thanh để làm nguyên liệu nấu chè, cách này rất thích hợp để chữa nhiệt miệng và giải nhiệt cho trẻ em.
Lưu ý:
Không nên sử dụng bột hoàng thanh còn sống cho trẻ em, thay vào đó cha mẹ nên nấu bột hoặc nấu thành món chè cho bé thưởng thức.
X
Xem thêm: Uống bột hoàng thanh chữa bệnh gì?
Cách chữa nhiệt miệng lâu khỏi bằng mẹo dân gian
Bên cạnh cách sử dụng bột hoàng thanh chữa nhiệt miệng lâu khỏi, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng viêm loét hiệu quả. Bao gồm:
Sử dụng lá rau ngót
- Chọn những lá rau ngót sạch, còn tươi xanh. Ngâm rửa rau ngót với nước muối sạch để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Sau đó rửa lá rau ngót lại với nước sạch.
- Đem giã lá rau ngót để lấy nước cốt
- Trộn nước cốt rau ngót với một ít mật ong nguyên chất
- Dùng tăm bông chấm hỗn hợp nước rau ngót – mật ong vừa thu được lên vết loét. Để yên 5 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
Sử dụng lá bàng non
- Chọn những lá bàng còn non đem đi rửa sạch
- Đun sôi lá bàng cùng với nước trong 30 phút rồi tắt bếp. Đợi nước bàng nguội bớt rồi dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày.
Sử dụng rau diếp cá
- Chuẩn bị khoảng một nắm rau diếp cá, rửa sạch và loại bỏ phần rau già
- Đem rau diếp cá đi xay nhuyễn cùng với một chút nước và uống trong ngày
- Nếu bạn không thể uống được rau diếp cá sống thì có thể đem sắc lấy nước uống trong ngày cũng mang lại hiệu quả tốt.
Sử dụng rau đắng
- Rau đắng rửa sạch và để cho ráo nước
- Giã nát lá rau đắng để lấy được nước cốt
- Dùng tăm bông hoặc bông gòn chấm nước cốt rau đắng lên vết loét. Với người lớn có thể ngậm nước cốt rau đắng trong miệng vài phút rồi nhổ bỏ.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể phơi khô lá rau đắng rồi sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày cũng rất tốt.
Sử dụng cây cỏ mực
- Chuẩn bị một nắm lá cây cỏ mực, đem đi rửa sạch rồi giã nát
- Chắt lấy nước cốt cỏ mực và trộn cùng với một chút mật ong nguyên chất. Trộn đều để thu được hỗn hợp
- Sử dụng tăm bông hoặc bông gòn chấm hỗn hợp trên vào vết loét 3 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện nhiệt miệng nhanh chóng.
Như vậy, tình trạng nhiệt miệng lâu khỏi có thể do nhiều yếu tố tác động và khi điều trị, chúng ta cần phối hợp các biện pháp phù hợp để cho hiệu quả tốt. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh cùng những phương pháp điều trị để bạn có thể tìm được cho mình cách chữa nhiệt miệng phù hợp nhất
Bài viết liên quan
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
Nội dungTổng quan về tình trạng nhiệt miệng lâu khỏiVì sao nhiệt miệng lâu khỏi, ...
Th1
QUÀ BIẾU TẶNG SANG, XỊN VỚI BỘT HOÀNG THANH TIẾN VUA
Nội dungTổng quan về tình trạng nhiệt miệng lâu khỏiVì sao nhiệt miệng lâu khỏi, ...
Th1
Thực vật hữu cơ organic: Xu hướng thanh lọc cơ thể lành mạnh từ bên trong
Các loại thực phẩm thực vật organic hữu cơ rất được ưa chuộng, trở thành ...
Th10
Thông báo lịch nghỉ tết âm Lịch năm 2023
Nhãn hàng Hoàng Thanh Tiến Vua xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng, Quý ...
Th1
Chuyên gia giải đáp: Uống gì cho mát gan hết mụn?
Uống gì cho mát gan hết mụn có phải là điều bạn đang quan tâm? ...
Th11
Giải độc gan cho bé, cách nào an toàn, hiệu quả?
Giải độc gan cho bé là chìa khóa giúp con khỏe mạnh, tăng cân và ...
Th11