Nguyên nhân nổi mề đay là gì? Cách khắc phục hiệu quả nhất

Tác giả:
Hoàng Thanh
Ngày đăng:
20/12/22
Số lượt xem:
130
Nổi mề đay toàn thân gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu mỗi ngày. Nguyên nhân nổi mề đay được nhiều người quan tâm để có thể khắc phục dứt điểm tình trạng ngứa ngáy. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa khắp người, xin mời bạn đọc tham khảo. 

Nổi mề đay là bệnh gì? 

Nổi mề đay là tình trạng da xuất hiện các nốt bất thường, có màu sắc và hình dáng khác biệt với các vùng da khỏe mạnh. Đây là một tình trạng da liễu rất phổ biến hiện nay.  Nốt mề đay khiến bạn ngứa ngáy nhiều. Chúng có thể xuất hiện ở một số khu vực da nhất định như tay, chân, mặt, bụng, lưng hoặc nổi khắp toàn thân nếu không được chữa trị kịp thời. 
Nổi mề đay là tình trạng trên da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, có cảm giác ngứa ngáy
Nổi mề đay là tình trạng trên da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, có cảm giác ngứa ngáy
Các số liệu thống kê cho thấy, cứ 100 người sẽ có 15 – 20 người bị mề đay, mẩn ngứa. Tình trạng có thể tái phát nhiều lần trong đời. Phụ nữ và những người trong độ tuổi từ 20 – 40 sẽ có nguy cơ bị nổi mề đay cao hơn. 
Nhiều người thắc mắc nổi mề đay có lây không? Theo các chuyên gia y tế thì mề đay có 2 dạng chính là cấp tính và mãn tính. Mề đay, mẩn ngứa không lây nhiễm giữa người. Tuy nhiên, tình trạng này có thể liên quan tới yếu tố di truyền và yếu tố gia đình (nếp sống, nếp sinh hoạt). 
Vì thế, nếu gia đình bạn có người thân mắc mề đay thì khả năng mắc bệnh này của bạn sẽ cao hơn so với những người bình thường.

Nguyên nhân nổi mề đay là gì?

Chỉ khi tìm ra nguyên nhân gây tình trạng mề đay, mẩn ngứa mới có thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng này. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân chủ yếu: 
  • Nóng gan: Chức năng gan suy giảm khiến bộ phận này không thể đào thải độc tố ra ngoài. Độc tố tích tụ lâu ngày gây nóng trong, biểu hiện ra ngoài là nổi mề đay, mụn nhọt. Đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng mề đay, mẩn ngứa. 
  • Dị ứng: Mề đay có thể là do dị ứng. Có các tác nhân gây dị ứng là: thời tiết, dị ứng lông vật nuôi, dị ứng thực phẩm, dị ứng mỹ phẩm. 
  • Dị ứng do côn trùng: Sau khi tiếp xúc với một số loại côn trùng như ong, kiến… có thể dẫn tới mề đay, mẩn ngứa. 
  • Nhuẫn khuẩn, nhiễm ký sinh trùng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị mề đay, mẩn ngứa. 
  • Do bệnh lý: Các bệnh như: lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn, cryoglobulinemia… cũng gây ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa. 
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng khiến bạn dễ bị mề đay, mẩn ngứa. 
Có nhiều nguyên nhân nổi mề đay, trong đó có nóng gan
Có nhiều nguyên nhân nổi mề đay, trong đó có nóng gan
Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mề đay, mẩn ngứa. Nguyên nhân đó có thể là từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Tất cả những nguyên nhân này đều khiến cơ thể nổi mề đay và bị ngứa ngáy. Đặc biệt, nếu không giải độc gan, tình trạng nổi mề đay có thể vô cùng nghiêm trọng. Mề đay có thể nhanh chóng mọc khắp cơ thể bạn. 

Những vị trí dễ bị nổi mề đay 

Mề đay có thể xuất hiện toàn thân, ở bất kỳ vị trí nào. Tuy nhiên, sẽ có một số vị trí mề đay xuất hiện sớm nhất như: 
  • Vùng mặt: Nốt mề đay xuất hiện ít hoặc nhiều trên má, trán khiến mọi người trở nên tự ti hơn. 
  • Vùng cổ: Mề đay rất dễ xuất hiện ở nếp gấp cổ khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Vùng cánh tay: Đây là vùng da rất dễ mọc nốt mề đay. 
  • Vùng da mông: Da vùng này thường cọ xát, tiếp xúc nhiều nên rất nhạy cảm, dễ xuất hiện các nốt mề đay, mẩn ngứa. 
  • Vùng da chân: Giống như da vùng cánh tay, da vùng bắp chân cũng rất dễ xuất hiện các nốt mề đay, mẩn ngứa. 
Những vị trí dễ nổi mề đay trên cơ thể
Những vị trí dễ nổi mề đay trên cơ thể
Ai cũng có nguy cơ bị nổi mề đay, tuy nhiên tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người có sức khỏe yếu. Nguyên nhân là bởi hệ miễn dịch của những đối tượng này đang yếu nên dễ dàng bị tác động bởi môi trường, thực phẩm và thời tiết. 
Dưới đây sẽ là các triệu chứng nổi mề đay điển hình. Xin mời các bạn tiếp tục theo dõi.

Các triệu chứng nổi mề đay 

Nổi mề đay dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Để tránh nhầm lẫn, bạn cần ghi nhớ các triệu chứng mề đay cụ thể sau đây: 
  • Nốt mẩn đỏ trên da: Trên da sẽ nổi hàng loạt nốt ban đỏ hoặc trắng. Nốt ban này nhìn qua giống muỗi đốt, dài như vết lằn hoặc chằng chịt như mạng nhện. Nốt sẽ có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. 
  • Ngứa ngáy tại các nốt ban đỏ: Các nốt ban đỏ mọc lên sẽ sinh ra tình trạng ngứa ngáy. Nhiều khi là cảm giác ngứa ngáy điên cuồng. Ngứa do mề đay thường sẽ xuất hiện vào ban đêm. Vị trí ngứa nhiều nhất là: cổ, tay, chân, bụng hoặc lưng.
  • Mề đay da vẽ nổi: Cụ thể các nốt mề đay sẽ nổi hằn lên, dày chi chít các nốt ban đỏ. Chúng dễ bị bội nhiễm khi gãi hoặc khi bị cọ xát. 
Nổi mề đay có một số triệu chứng phổ biến
Nổi mề đay có một số triệu chứng phổ biến
Ngoài những triệu chứng điển hình này, nổi mề đay còn có một số triệu chứng ít gặp như: nổi mụn nước, nhiễm trùng, khó thở, thậm chí là sốc phản vệ… 
Cần cho người nổi mề đay tới cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, khó thở, ngất xỉu… Các triệu chứng này cho thấy tình trạng của người bệnh khá nặng, cần cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng. 

Cách trị nổi mề đay thế nào hiệu quả? 

Để phòng ngừa và giảm nguy cơ mề đay, mẩn ngứa khó chịu, bạn cần triệt để thực hiện những điều sau: 
  • Hạn chế tiếp xúc chất tẩy rửa mạnh. Chỉ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên. 
  • Luôn giữ ấm cơ thể, dùng khăn và áo kín khi thời tiết chuyển lạnh. 
  • Ăn uống đủ chất giúp tăng sức đề kháng. 
  • Tránh tiếp xúc với tác nhân có thể gây dị ứng nổi mề đay như: bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng,…
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái. 
  • Giữ vệ sinh cơ thể, tránh bị côn trùng đốt. 
  • hạn chế để da bị khô sẽ dễ kích ứng hơn.
  • Ăn nhiều hoa quả, rau củ
  • Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái. 
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp giảm mề đay hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp giảm mề đay hiệu quả
Thông thường, mề đay mẩn ngứa xuất hiện chủ yếu là do nóng gan, chức năng gan suy yếu. Do vậy, ngoài áp dụng các gợi ý trên bạn cần đặc biệt chú ý tới việc thanh nhiệt, mát gan. Đồng thời với đó là tăng cường chức năng gan, hỗ trợ sức khỏe lá gan luôn khỏe mạnh. Đó mới là cách trị mề đay tận gốc. 
Một trong những giải pháp giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả chính là sử dụng bột hoàng thanh. Hoàng thanh là loại bột cổ xưa, theo các tài liệu dân gian, chúng đã có cách đây khoảng một ngàn năm. Bột được dâng lên vua chúa, được quý tộc nhà Trần ưa chuộng sử dụng để mát gan, giải nhiệt. 
Bột hoàng thanh được Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia chứng nhận chứa tới 20 vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe nên hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan hiệu quả. Bột thơm ngon, bổ dưỡng, tính mát và đa dạng trong cách chế biến. 
Bột hoàng thanh được các nhà khoa học khôi phục thành công
Bột hoàng thanh được các nhà khoa học khôi phục thành công
Xem thêm:
Hoàng Thanh Tiến Vua tự hào là sản phẩm tiên phong khôi phục thành công loại bột cổ quý hiếm. Bột được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng về nguồn giống, trồng hoàn toàn organic và đạt tiêu chuẩn an toàn vi sinh. Liên hệ hotline 0919394000 để được tư vấn chuyên sâu về sản phẩm nếu bạn đang muốn bảo vệ sức khỏe lá gan, ngăn ngừa mề đay mẩn ngứa. Sử dụng bột Hoàng Thanh Tiến Vua chính là cách trị mề đay tại nhà hiệu quả cao, an toàn mà lại vô cùng thơm ngon. 
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng đây là những kiến thức hữu ích với bạn. Theo dõi hoangthanhtienvua.com để nhận nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.