Giải đáp chi tiết nhất nhiệt miệng ăn gì cho mát, nhanh khỏi

Tác giả:
Nguyễn Thủy
Ngày đăng:
28/03/22
Số lượt xem:
139

Nhiệt miệng ăn gì cho mát là băn khoăn của nhiều người đang gặp phải bệnh lý này. Bởi lựa chọn thực phẩm tốt không những giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn mà còn cải thiện triệu chứng đau rát do nhiệt miệng gây ra. Đặc biệt, món chè hoàng thanh giúp làm mát cơ thể và chữa trị nhiệt miệng rất tốt.

nhiet-mieng-an-gi-cho-mat
Nhiệt miệng ăn gì cho mát và nhanh khỏi bệnh?

Nhiệt miệng ăn gì cho mát? Bổ sung ngay 11 loại thực phẩm sau

Theo dân gian, nhiệt miệng là do hiện tượng nóng trong người, nhiệt độc tích tụ trong cơ thể. Lâu dần hình thành các vết lở loét ở miệng. Khi chữa trị cần giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc gan. Do đó, việc lựa chọn các món ăn có tính mát rất quan trọng, giúp tình trạng nhiệt miệng được cải thiện và góp phần phòng tránh bệnh tái phát.

Nhiều thực phẩm có tác dụng làm mát cơ thể rất tốt mà người bệnh nhiệt miệng nên ăn. Trong đó, đáng chú ý là 11 loại thực phẩm sau:

Nhiệt miệng nên ăn rau má

nhiet-mieng-an-gi-cho-mat
Rau má tốt cho người bị nhiệt miệng

Theo đông y, rau má là một trong những dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, thải độc rất tốt. Do đó, từ lâu đã được dân gian sử dụng để chữa trị các tình trạng nóng trong người như nhiệt miệng, táo bón.

Ngoài ra, các nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã phát hiện ra hoạt chất Triterpenoids có trong rau má. Hoạt chất này có khả năng làm lành vết viêm loét và thúc đẩy nhiệt miệng nhanh được hồi phục hơn.

Bạn chỉ cần ăn rau má trong bữa cơm hàng ngày hoặc uống nước ép rau má vài ngày sẽ thấy cải thiện nhiệt miệng đáng kể. 

Nhiệt miệng nên ăn rau ngót

nhiet-mieng-an-gi-cho-mat
Rau ngót tốt cho người bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng ăn gì cho mát? Chọn ngay rau ngót. Rau ngót cũng là loại rau xanh có tính mát, tác dụng thanh nhiệt và giải độc rất tốt cho người bệnh nhiệt miệng. Loại rau này chứa nhiều vitamin C và một số chất có khả năng kháng khuẩn tốt. Từ đó hỗ trợ giảm sưng đau và làm săn se niêm mạc.

Bạn có thể ăn canh rau ngót thịt băm, vừa tốt cho tình trạng nhiệt miệng lại bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng rau ngót – mật ong như sau:

  • Chuẩn bị khoảng một nắm lá rau ngót, đem đi rửa sạch
  • Giã lá rau ngót để lấy nước cốt, sau đó trộn nước cốt vừa thu được với một chút mật ong. 
  • Lấy bông gòn chấm hỗn hợp trên vào vùng viêm loét, giữ nguyên một lúc để dược chất được thấm sâu vào trong ổ loét. Nên áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả thuyên giảm nhiệt miệng nhanh chóng.

Nhiệt miệng nên ăn rau diếp cá

nhiet-mieng-an-gi-cho-mat
Người có tình trạng lở loét do nhiệt miệng nên ăn rau diếp cá

Diếp cá là loại rau quen thuộc trong dân gian mà dân ta còn gọi là rau dấp cá, ngư tinh thảo. 

Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có tính mát và tác dụng giải nhiệt rất tốt. Những nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rằng, hoạt chất decanoyl-acetaldehyd trong diếp cá có tác dụng diệt khuẩn, vi trùng và nấm gây bệnh. Bên cạnh đó, chất quercetin có tác dụng kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Khi có tình trạng nhiệt miệng, bạn nên ăn rau diếp cá sống hoặc uống sinh tố diếp cá mỗi ngày. Tuy nhiên, rau diếp cá có vị khá tanh khiến nhiều người không ăn sống được. Trong trường hợp này, bạn có thể sắc lấy nước diếp cá để uống hàng ngày nhé.

Nhiệt miệng nên ăn củ cải

Củ cải trắng là được xem là một trong những thực phẩm vàng giúp bồi bổ và hồi phục cơ thể. Đặc biệt, các thành phần có trong củ cải có tác dụng kháng viêm, chống oxy hoá rất tốt cho tình trạng nhiệt miệng. Ngoài ra, củ cải còn chứa một lượng lớn vitamin C, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

nhiet-mieng-an-gi-cho-mat
Củ cải cung cấp vitamin và tăng cường sức đề kháng cho người nhiệt miệng

Nhiệt miệng nên ăn cà rốt

Bạn có thể lựa chọn cà rốt mỗi khi băn khoăn nhiệt miệng nên ăn gì. Trong cà rốt có chứa nhiều thành phần beta – carotene giúp cơ thể tạo vitamin A rất tốt cho người có tình trạng viêm loét. 

Bạn có thể nấu các món ăn từ cà rốt, uống nước ép cà rốt hoặc kết hợp với rau chân vịt để làm sinh tố.

nhiet-mieng-an-gi-cho-mat
Cà rốt chứa nhiều beta – carotene giúp cơ thể tạo vitamin A

Nhiệt miệng nên ăn dưa chuột

Dưa chuột là một loại quả nhiều nước và làm mát cơ thể rất tốt. Đặc biệt, trong dưa chuột còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B1, B2, PP, C, sắt… giúp ích cho tình trạng nhiệt miệng.

Bạn có thể ăn dưa chuột trực tiếp hoặc chế biến các món ăn từ dưa chuột như salad, dưa chuột xào, nấu canh, nấu súp, muối chua… 

nhiet-mieng-an-gi-cho-mat
Dưa chuột giúp cơ thể giải khát và giải nhiệt tốt

Nhiệt miệng nên ăn sữa chua

Với câu hỏi nhiệt miệng ăn gì cho mát thì bạn đừng quên sữa chua nhé!  Sự mát lạnh của sữa chua có thể giúp làm dịu nhanh chóng cảm giác sưng đau, nóng rát khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Bên cạnh đó, sữa chua còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và đặc biệt là các lợi khuẩn cho khoang miệng. 

Các lợi khuẩn từ sữa chua có thể giúp cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, ức chế vi khuẩn gây bệnh phát triển gây viêm loét thêm. 

nhiet-mieng-an-gi-cho-mat
Sữa chua cung cấp nhiều dưỡng chất và lợi khuẩn cho khoang miệng

Nhiệt miệng nên ăn thực phẩm giàu vitamin B12

Sự thiếu hụt vitamin B12 là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho bệnh nhiệt miệng kéo dài và lâu khỏi. Do đó, bạn hãy bổ sung các thực phẩm dồi dào vitamin B12 như: thịt bò, cá hồi, cá mòi, ngao, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại ngũ cốc…

nhiet-mieng-an-gi-cho-mat
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 giúp nhiệt miệng nhanh lành

Nhiệt miệng nên ăn các thực phẩm giàu sắt

Bên cạnh vitamin B12 thì sắt cũng là một trong những yếu tố vi lượng mà người bệnh nhiệt miệng nên bổ sung. Bạn có thể tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu sắt như: gan, trứng, hàu, trai, các loại thịt đỏ, tôm, cá, các loại rau có màu xanh đậm, đu đủ, đậu đen…

Nhiệt miệng nên ăn nhiều trái cây và rau xanh

nhiet-mieng-an-gi-cho-mat
Rau xanh và trái cây là nhóm thực phẩm lành mạnh đối với cơ thể

Trái cây và rau xanh là nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt, đây cũng là đáp án không thể thiếu cho câu hỏi nhiệt miệng ăn gì cho mát.

Các loại rau và trái cây có tính mát mà người bệnh nhiệt miệng nên ăn như: rau cải, rau mồng tơi, rau muống, rau cần, súp lơ, ổi, thanh long, táo, dưa gang…

 Bạn có thể ăn trực tiếp các loại rau và trái cây này, hoặc chế biến thành món salad, nước ép, sinh tố… để sử dụng mỗi ngày

Nhiệt miệng nên ăn chè bột hoàng thanh

Món chè chế biến từ bột hoàng thanh là một lựa chọn hoàn hảo cho câu hỏi “Nhiệt miệng ăn gì cho mát”. 

nhiet-mieng-an-gi-cho-mat
Bột hoàng thanh

Theo y học cổ truyền, bột hoàng thanh có tính mát, tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể rất tốt. Do đó, chúng đã được ứng dụng để chữa trị các bệnh lý như nhiệt miệng, táo bón, nóng trong người… Đặc biệt, bột hoàng thanh còn được sử dụng để giải độc bia, rượu rất hiệu quả.

Ngoài ra, bột hoàng thanh còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho người bệnh nhiệt miệng. Giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch và thể trạng, phòng ngừa các yếu tố gây bệnh tấn công làm nhiệt miệng tái phát.

Cách nấu chè từ bột hoàng thanh rất đơn giản, bạn thực hiện như sau:

  • Đậu xanh rửa sạch, bỏ hết vỏ và hấp cho chín
  • Hoà một lượng bột hoàng thanh vào nước và khuấy đều cho bột tan
  • Đun sôi một nồi nước. Đến khi nước sôi thì cho từ từ nước pha bột hoàng thanh ở trên vào, vừa cho vừa khuấy đều tay để bột không bị vón cục. Đồng thời lưu ý vặn nhỏ lửa để bột không bị cháy.
  • Thêm đường và đậu xanh đã hấp chín vào, khuấy đều và tắt bếp

Đến đây thì bạn đã nấu xong món chè hoàng thanh thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình. Múc chè hoàng thanh ra chén, bạn có thể ăn nóng hoặc ăn mát đều rất tốt.

Trường hợp không có thời gian nấu chè hoàng thanh, bạn có thể pha bột hoàng thanh cùng với nước để uống trong ngày. Cách này vừa đơn giản, vừa cho hiệu quả chữa trị nhiệt miệng nhanh chóng.

Bột hoàng thanh rất an toàn và lành tính, do đó, bạn có thể cho trẻ nhỏ ăn chè hoàng thanh để chữa nhiệt miệng nhé.

Lưu ý giúp cho nhiệt miệng nhanh lành

Song song với việc lựa chọn các thực phẩm có tính mát, người bệnh nhiệt miệng cũng cần kết hợp chăm sóc và bảo vệ khoang miệng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. 

Kiêng ăn thực phẩm cay, nóng

Thường xuyên ăn các món ăn cay nóng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiệt miệng sưng đau, kéo dài lâu khỏi và thường xuyên tái phát. Do đó, bạn cần hạn chế những thực phẩm và gia vị khiến cho cơ thể bị nóng trong người như:

  • Gia vị cay như Ớt, mù tạt, hạt tiêu, quế…
  • Món ăn gây món trong người như mít, xoài, đào, sầu riêng, nhãn, vải, mận…
  • Cà phê, rượu, bia

Tránh gây tác động xấu đến vết loét

Vết loét rất dễ bị tổn thương nếu người bệnh thường xuyên sử dụng các thực phẩm có tính cứng gây cọ sát. Do đó, bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm như mía, trái cây cứng, nước đá, bánh kẹo cứng…

Đồng thời, đánh răng mạnh cũng có thể gây tổn thương và làm vết loét nặng nề hơn. Vì vậy, hãy tạo thói quen đánh răng nhẹ nhàng và sử dụng các loại bàn chải mềm. Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần để tránh vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm.

Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Cơ thể giảm miễn dịch là một yếu tố thuận lợi khiến cho nhiệt miệng trở nặng và thường xuyên tái phát. Hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm và phản ứng kém với những yếu tố tấn công gây viêm loét. Chính vì vậy, chúng ta cần tăng cường miễn dịch cho cơ thể thông qua các chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin, nghỉ ngơi đủ giấc, thoải mái tinh thần…

Như vậy, bài viết trên đã gợi ý một số đáp án cho câu hỏi: nhiệt miệng ăn gì cho mát. Hy vọng thông qua những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, bạn đã biết cách lựa chọn những thực phẩm hữu ích cho tình trạng nhiệt miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.