Bị nhiệt miệng cách chữa như thế nào cho hiệu quả nhất là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Bởi nhiệt miệng tuy là bệnh lành tính nhưng lại thường xuyên tái phát và gây không ít phiền toái cho người mắc phải. Vậy, đâu là phương pháp chữa trị mang lại hiệu quả cao nhất?
Tìm hiểu về bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng bệnh lý phổ biến ở nước ta hiện nay và ai cũng có thể mắc bệnh ít nhất một lần trong đời. Bệnh có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, với biểu hiện là những vết viêm loét trong miệng. Gây đau rát, khó chịu kéo dài và dễ tái phát khiến người bệnh rất mệt mỏi.
Vậy, đâu và nguyên nhân gây nhiệt miệng và cách chữa trị như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?
Nhiệt miệng là bệnh gì?
Nhiệt miệng là tình trạng khoang miệng của người bệnh xuất hiện những vết viêm loét. Các vết loét này có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong miệng của bệnh nhân, như lợi, lưỡi, môi, má trong…
Ban đầu, chỉ có những đốm nhỏ màu trắng. Sau đó, đốm trắng phát triển thành những vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục. Bên trong vết loét có màu vàng nhạt hoặc trắng đục, xung quanh là viền màu đỏ. Chúng sưng tấy lên và khiến người bệnh bị đau rát khó chịu. Đặc biệt là mỗi khi thực phẩm cọ sát vào ổ loét hay khi ăn uống phải đồ ăn mặn, chua cay.
Thông thường, nhiệt miệng có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày mà không để lại dấu vết gì. Sau đó có thể tái phát những đợt viêm loét mới. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện thăm khám trong trường hợp nhiệt miệng kéo dài dai dẳng trên 2 tuần mà không có xu hướng thuyên giảm.
Nhiệt miệng xuất hiện do đâu?
Nguyên nhân chính xác gây nhiệt miệng ở mỗi người là khác nhau. Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do tình trạng nhiệt độc tích tụ, gây nóng trong người và tạo thành những vết lở loét trong miệng.
Theo quan điểm của y học hiện đại, một số yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện của nhiệt miệng bao gồm:
- Sự thiếu hụt một số loại dưỡng chất cần thiết trong cơ thể. Đặc biệt là vitamin B12, sắt, kẽm và folate.
- Nhiễm trùng khoang miệng
- Niêm mạc miệng bị dị ứng và tăng nhạy cảm với các thực phẩm. Đặc biệt là các thực phẩm có chứa axit như chanh, dứa, các loại nước ngọt chứa nhiều axit photphoric…
- Tình trạng không dung nạp Gluten gây loét miệng
- Tác động của các hoá chất có trong kem đánh răng, đặc biệt là natri lauryl sulphat có thể gây hình thành viêm loét.
Bị nhiệt miệng cách chữa như thế nào là hiệu quả nhất?
Một số loại thuốc trên thị trường có thể giúp làm giảm nhanh chóng và tạm thời tình trạng viêm loét do nhiệt miệng gây ra. Tuy nhiên, sử dụng thuốc thường không chữa trị dứt điểm được bệnh. Nhiệt miệng có thể tái phát trở lại bất cứ lúc nào trong tương lai.
Do đó, các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp người bệnh chữa nhiệt miệng nhanh chóng, hiệu quả với nguyên liệu dễ tìm và tiết kiệm chi phí tốt nhất. Dưới đây là 9 cách chữa nhiệt miệng tại nhà mang lại hiệu quả cao. Từ đó, bạn có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với bản thân nhé!
1. Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Mật ong mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, từ việc chữa ho, chữa viêm loét dạ dày đến công dụng làm đẹp tuyệt vời. Tuy nhiên, ít ai biết được mật ong còn chữa bệnh nhiệt miệng rất tốt.
Mật ong chứa các hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ chữa lành vết thương một cách nhanh chóng. Để chữa nhiệt miệng bằng mật ong, cách đơn giản là bạn hãy bôi trực tiếp mật ong lên vết loét và để yên vài phút. Áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ thấy tình trạng viêm loét được cải thiện đáng kể.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp mật ong cùng với tinh bột nghệ để hiệu quả làm lành viêm loét mạnh hơn. Cách làm như sau: trộn đều mật ong cùng tinh bột nghệ (tỉ lệ 1:2). Sau đó dùng hỗn hợp vừa tạo được bôi lên vết loét.
2. Cách chữa nhiệt miệng bằng baking soda
Baking soda còn được gọi là muối nở, đây thực chất là một hợp chất hoá học có tên là natri bicarbonate. Có tác dụng trung hoà axit gây viêm loét, giúp giảm thiểu cơn đau rát do nhiệt miệng gây ra. Đồng thời chữa viêm loét rất tốt.
Bạn có thể sử dụng baking soda để chữa nhiệt miệng như sau:
Lấy một lượng baking soda và nước bằng nhau. Trộn đều chúng để thu được một hỗn hợp nhão và bôi hỗn hợp này lên vết loét trên miệng, để khô. Khi hỗn hợp trên vết loét đã khô, bạn hãy súc miệng lại thật sạch với nước. Kiên trì áp dụng phương pháp này 3 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả đáng kinh ngạc.
3. Cách chữa nhiệt miệng bằng dừa
Bạn có thể sử dụng dầu dừa hoặc nước cốt dừa để chữa bệnh nhiệt miệng.
Dầu dừa là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều ở Ấn Độ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tới tác dụng chữa lành vết thương khi bạn bị nhiệt miệng. Tương tự như mật ong, dầu dừa cũng chứa các chất có hoạt tính kháng khuẩn và giảm viêm loét một cách tự nhiên. Đặc biệt, bạn chỉ cần bôi một chút dầu dừa lên bề mặt vết loét sẽ thấy vết loét se lại và cảm giác đau rát giảm đi nhanh chóng.
Nếu bạn sử dụng nước cốt dừa, hãy súc miệng bằng loại nước này 3 lần mỗi ngày sẽ thấy tác dụng làm dịu vết loét và giảm đau nhanh chóng.
4. Cách chữa nhiệt miệng bằng bột hoàng thanh
Dùng bột hoàng thanh chữa nhiệt miệng là cách làm được rất nhiều người áp dụng và yêu thích sử dụng. Bởi không chỉ được sử dụng theo cách pha nước uống thông thường, bột hoàng thanh còn có thể được sử dụng như một nguyên liệu để chế biến món chè thơm ngon, bổ dưỡng.
Hoàng thanh là dược liệu có tính mát, tác dụng thanh nhiệt và giải độc đã được y học cổ truyền công nhận. Do đó, vị thảo dược này được ứng dụng để chữa nhiệt miệng, giải nhiệt cho cơ thể, chống táo bón và giải độc cho người say bia, rượu.
Ngoài ra, hoàng thanh còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Để chữa nhiệt miệng bằng bột hoàng thanh, bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau:
Cách 1: Sử dụng trực tiếp bột hoàng thanh
Hoà tan bột hoàng thanh vào một cốc nước và uống hàng ngày. Bạn có thể thêm đường, nước cốt chanh tùy theo sở thích để tăng hương vị và dễ uống hơn. Cách này đơn giản và mang lại hiệu quả giải nhiệt nhanh chóng.
Tuy nhiên không nên sử dụng bột hoành thanh sống cho trẻ nhỏ. Để chữa nhiệt miệng cho trẻ, mẹ hãy nấu chín bột hoàng thanh hoặc chế biến thành món chè cho bé ăn nhé.
Cách 2: Chế biến bột hoàng thanh thành món chè
- Cho bột hoành thanh vào một cốc nước. Khuấy đều cho bột tan hết
- Hạt đậu xanh rửa sạch, loại bỏ vỏ và mang đi hấp chín
- Đun một nồi nước. Đến khi nước sôi thì đổ nước bột hoàng thanh đã pha ở trên vào. Lưu ý cho bột từ từ vào, khuấy đều tay và vặn nhỏ lửa để bột không bị cháy hay vón cục.
- Nêm thêm đường vào cho vừa ăn. Cho tiếp đậu xanh đã hấp chín và vào khuấy đều.
Đến đây là bạn đã nấu xong một nồi chè hoàng thanh – đậu xanh thơm ngon cho cả gia đình. Vừa là món ăn vặt, vừa có tác dụng chữa bệnh nhiệt miệng và giúp cơ thể thanh nhiệt rất tốt.
5. Cách chữa nhiệt miệng bằng dầu đinh dương
Hoạt chất Eugenol có trong đinh hương giúp kháng khuẩn, giảm đau và cải thiện viêm loét miệng rất tốt. Chính nhờ tác dụng này mà nhiều đơn vị đã tiến hành bào chế và đưa dầu đinh hương vào các loại nước súc miệng, giúp giảm đau nhức răng và nhiễm trùng khoang miệng.
Hãy thoa dầu đinh hương lên vùng viêm loét do nhiệt miệng gây ra. Chỉ sau một vài phút, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự cải thiện đau nhức tại vùng viêm loét.
6. Cách chữa nhiệt miệng bằng bột nghệ
Hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng khử trùng, chống viêm và giảm sưng đau do loét miệng. Do đó, bạn có thể lấy một chút nghệ hòa cùng với nước để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Sử dụng hỗn hợp này để bôi lên vết loét vào mỗi buổi sáng và tối. Giữ nguyên hỗn hợp này trong một vài phút sau đó súc miệng lại với nước sạch.
7. Cách chữa nhiệt miệng bằng tỏi
Tỏi là một gia vị quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng được ứng dụng để chữa trị nhiều bệnh lý nhiễm trùng nhờ hoạt chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh.
Để sử dụng tỏi chữa nhiệt miệng, bạn hãy cắt đôi một nhánh tỏi. Sau đó chấm lát tỏi lên vết loét và để yên trong 1 – 2 phút. Sau khi thực hiện xong thì hãy súc miệng lại để loại bỏ mùi tỏi trong hơi thở của bạn nhé. Nên áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả cải thiện nhiệt miệng tốt.
8. Cách chữa nhiệt miệng bằng nước ép bắp cải
Bắp cải chứa các chất có đặc tính chống viêm và hỗ trợ giảm đau rất tốt. Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể trần qua lá bắp cải. Sau đó vớt lá bắp cải ra và ép lấy nước.
Uống nước ép bắp cải này 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả thuyên giảm nhiệt miệng nhanh chóng.
9. Cách chữa nhiệt miệng bằng giấm táo
Giấm táo có đặc tính tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng gây viêm loét rất tốt. Đồng thời, giấm táo còn giúp tăng tốc độ hồi phục viêm loét hơn rất nhiều lần so với thông thường.
Bạn có thể sử dụng 1 thìa giấm táo trộn với 1 cốc nước ấm. Sau đó, sử dụng dung dịch nước giấm táo này để ngậm và súc miệng trong khoảng 1 – 2 phút. Sau khi thực hiện xong, bạn nhớ lưu ý súc miệng lại thật sạch với nước lọc nhé.
Áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng giấm táo mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ cho đến khi vết loét được hồi phục hoàn toàn.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn biết được khi bị nhiệt miệng cách chữa như thế nào là hiệu quả nhất. Mỗi người có thể lựa chọn được một cách chữa trị phù hợp với bản thân. Trường hợp viêm loét kéo dài và không cải thiện dù bạn đã áp dụng nhiều cách thì hãy đến bệnh viện và nhận sự trợ giúp của bác sĩ bạn nhé!
Bài viết liên quan
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
Nội dungTìm hiểu về bệnh nhiệt miệngNhiệt miệng là bệnh gì?Nhiệt miệng xuất hiện do ...
Th1
QUÀ BIẾU TẶNG SANG, XỊN VỚI BỘT HOÀNG THANH TIẾN VUA
Nội dungTìm hiểu về bệnh nhiệt miệngNhiệt miệng là bệnh gì?Nhiệt miệng xuất hiện do ...
Th1
Thực vật hữu cơ organic: Xu hướng thanh lọc cơ thể lành mạnh từ bên trong
Các loại thực phẩm thực vật organic hữu cơ rất được ưa chuộng, trở thành ...
Th10
Thông báo lịch nghỉ tết âm Lịch năm 2023
Nhãn hàng Hoàng Thanh Tiến Vua xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng, Quý ...
Th1
Chuyên gia giải đáp: Uống gì cho mát gan hết mụn?
Uống gì cho mát gan hết mụn có phải là điều bạn đang quan tâm? ...
Th11
Giải độc gan cho bé, cách nào an toàn, hiệu quả?
Giải độc gan cho bé là chìa khóa giúp con khỏe mạnh, tăng cân và ...
Th11