Nhiệt miệng chảy máu khiến cho không ít người gặp phải hoang mang lo lắng không biết đây có phải là tình trạng nguy hiểm không? Và nên điều trị bệnh như thế nào để kết quả đạt được là tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu rõ về tình trạng bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về nhiệt miệng chảy máu
Thông thường, rất ít trường hợp bệnh nhân xuất hiện nhiệt miệng chảy máu. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến là sự nhiễm trùng và các bệnh lý về răng miệng. Tuỳ từng nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm cũng khác nhau.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiệt miệng chảy máu
Hiện tượng nhiệt miệng chảy máu thường xuất hiện khi các mô mềm xung quanh bị tổn thương, viêm loét khiến cho các mạch máu bị vỡ ra. Một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng chảy máu ở người bệnh nhiệt miệng như:
- Các vi khuẩn, virus, nấm liên tục tấn công khiến cho vết loét ngày càng nặng. Xuất hiện các ổ viêm mủ, áp xe.. khi vỡ ra sẽ gây chảy máu.
- Nhiệt miệng gây lở loét và các bệnh lý về răng miệng. Đặc biệt là tình trạng viêm lợi, viêm quanh răng, viêm nha chu… khiến lợi bị tổn thương nặng và xuất huyết.
- Lợi bị thiếu dưỡng chất: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, khi thiếu các dưỡng chất như vitamin K và vitamin C thì lợi rất dễ bị tổn thương và chảy máu.
- Thay đổi nội tiết khi mang thai hoặc khi dậy thì khiến cho lợi trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương, chảy máu.
- Hạ tiểu cầu: Tình trạng hạ tiểu cầu rất dễ khiến cho người bệnh chảy máu. Không chỉ chảy máu ở vùng viêm loét mà còn khó cầm máu khi cơ thể có vết thương.
- Bệnh tiểu đường: Người bệnh mắc tiểu đường thường có sức đề kháng kém. Dẫn tới ổ loét dễ bị nhiễm trùng và tổn thương mạch máu hơn.
- Nguy hiểm hơn, nhiệt miệng chảy máu cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng.
Nhiệt miệng chảy máu có nguy hiểm không?
Tình trạng nhiệt miệng chảy máu có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Với các trường hợp nhiệt miệng thông thường sẽ không gây nhiều nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Nếu được điều trị hợp lý, vết loét sẽ nhanh chóng thuyên giảm và hồi phục mà không để lại biến chứng gì.
Với những trường hợp có nguyên nhân là bệnh tiểu đường hay giảm tiểu cầu thì nguy hiểm hơn. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt cho thể gây nhiều biến chứng liên quan, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người mắc phải.
Đặc biệt, với trường hợp nhiệt miệng chảy máu do ung thư miệng thì rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Nếu bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu như vết loét kéo dài mãi không khỏi, chảy máu nhiều, xuất hiện các khối bất thường trong miệng, cảm giác nhai nuốt khó khăn, sụt cân bất thường, mệt mỏi thường xuyên… thì nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra.
Giải pháp điều trị nhiệt miệng chảy máu
Các biện pháp điều trị nhiệt miệng chảy máu thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với các trường hợp có nguyên nhân từ các bệnh lý khác như tiểu đường, giảm tiểu cầu hay ung thư miệng thì bệnh nhân nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám. Từ đó, bác sĩ có thể xác định chính xác tình trạng bệnh và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Với nhiệt miệng thể thông thường, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị như sau:
Điều trị nhiệt miệng chảy máu bằng thuốc
Tình trạng viêm loét, chảy máu do nhiễm khuẩn, virus hay nấm thì bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như:
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp nhiệt miệng chảy máu do bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn sinh sôi và tấn công vào vết loét, khiến cho vùng viêm loét bị tổn thương, chảy máu.
Sử dụng kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng nhanh chóng. Từ đó cải thiện viêm sưng và giảm tình trạng xuất huyết.
Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng như: Biseptol (chứa sulfamethoxazole và trimethoprim), spiramycin, metronidazol…
Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý mua kháng sinh về sử dụng mà cần có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu lạm dụng nhóm thuốc này có thể gây ra hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc, gây khó khăn cho điều trị về sau.
Thuốc kháng nấm
Sử dụng các thuốc kháng nấm dạng bôi tại chỗ sẽ cho hiệu quả tốt với những trường hợp người bệnh có nhiễm nấm trong khoang miệng. Những thuốc kháng nấm được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiệt miệng hiện nay như: nystatin, itraconazole và fluconazole.
Thuốc chống viêm
Với những trường hợp nhiệt miệng chảy máu do bội nhiễm virus, vi khuẩn và nấm thì bác sĩ thường kê đơn hai loại thuốc chống viêm là Colchicine và Prednisone. Đây là hai thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và làm lành vết loét nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng cần có tờ kê đơn và sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc corticosteroid
Với những trường hợp có viêm loét chảy máu do sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm thì bệnh nhân có thể sử dụng thuốc corticosteroid. Đây là một loại thuốc có tác dụng giảm viêm loét do nhiệt rất nhanh và mạnh.
Tuy nhiên, corticosteroid lại có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng kéo dài. Như rối loạn chức năng miễn dịch, tăng nhãn áp, tăng huyết áp, tăng cân, loét dạ dày… Do đó trước khi sử dụng thuốc corticosteroid, bạn cần trao đổi với bác sĩ để biết cách sử dụng đúng và phòng tránh tác dụng phụ.
Thuốc bôi nhiệt miệng
So với các dạng thuốc uống thì thuốc bôi nhiệt miệng mang lại tác dụng nhanh chóng hơn. Thuốc bôi nhiệt miệng thường chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau, gây tê, chống nhiễm trùng và viêm loét… Do đó sau khi bôi thuốc vài phút, bạn đã cảm thấy vết loét dịu lại, các triệu chứng sưng đau được cải thiện đáng kể.
Một số thuốc bôi nhiệt miệng được sử dụng nhiều hiện nay như: Urgo, Traful, Oracortia, Kamistad N, Gengigel …
Đối với các trường hợp nhiệt miệng chảy máu do các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm quanh răng, viêm nha chu… thì bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và sử dụng thuốc phù hợp nhé!
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Tình trạng nhiệt miệng chảy máu có thể do cơ thể đang bị thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất. Trong đó có vitamin C, vitamin B12, vitamin K, sắt, kẽm… Do đó, bạn có thể bổ sung các chất này thông qua viên uống bổ sung dạng tổng hợp. Hoặc tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin và dinh dưỡng.
- Các thực phẩm giàu vitamin C: ổi, chanh, cam, quýt, mận, bưởi, ớt chuông, cải bó xôi, mùi tây, súp lơ xanh, cải xoăn…
- Các thực phẩm giàu vitamin B12: nấm hương, thịt bò, ngao, cá hồi, ngũ cốc, sữa, trứng…
- Các thực phẩm giàu vitamin K: rau cải bina, cải xoăn, bắp cải, súp lơ xanh, xà lách, dâu tây, đậu nành, trứng…
- Các thực phẩm giàu sắt: thịt bò, hàu, cá, đậu nành, các loại hạt, rau cải bó xôi…
- Các thực phẩm giàu kẽm: tôm, cua, hàu, trứng, sữa, các loại hạt và ngũ cốc, nấm mèo, rau dền, rau ngót…
Trị nhiệt miệng chảy máu bằng bột hoàng thanh
Đối với tình trạng nhiệt miệng chảy máu thể thông thường, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bột hoàng thanh để điều trị. Đây là dược liệu có tính mát, khả năng giải độc, giải nhiệt cho cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng có trong bột hoàng thanh còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống nhiệt miệng tái phát hiệu quả.
Do đó, nhiều người đã lựa chọn sử dụng bột hoàng thanh như một giải pháp chữa trị hiệu quả mỗi khi có tình trạng nhiệt miệng xuất hiện.
Có 2 cách sử dụng bột hoàng thanh trị nhiệt miệng như sau:
Cách 1: Sử dụng trực tiếp
Bạn cho bột hoàng thanh vào một cốc nước. Khuấy đều đến khi bột tan và sử dụng để uống hàng ngày. Cách này cũng đem lại hiệu quả tốt với những ai có tình trạng nóng trong người hay táo bón.
Lưu ý:
Cách này không nên áp dụng để trị nhiệt miệng hay giải nhiệt cho trẻ nhỏ. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên nấu chín hoặc chế biến bột hoàng thanh thành món chè nhé!
Cách 2: Chế biến thành món chè
- Hoà bột hoàng thanh vào nước, khuấy đều đến khi bột tan hết
- Đậu xanh rửa sạch, bỏ vỏ và hấp chín
- Đun sôi một nồi nước. Đến khi nước sôi thì cho từ từ bột hoàng thanh vào, vừa cho bột vào vừa khuấy đều tay để bột không bị cháy và vón cục. Bạn lưu ý lúc này nên nấu nước ở mức lửa nhỏ.
- Cho đường vào nồi bột hoàng thanh, khuấy đều. Sau đó cho tiếp đậu xanh đã được hấp chính vào, khuấy đều và tắt bếp.
Đến đây là bạn đã chế biến xong món chè hoàng thanh thơm ngon bổ dưỡng và có tác dụng chữa nhiệt miệng rất tốt. Bạn có thể ăn chè nóng hay để nguội tùy vào sở thích. Cách này đặc biệt phù hợp để chữa nhiệt miệng cho trẻ nhỏ. Giúp trẻ thích thú với món ăn thơm ngon, mới lạ mà không có cảm giác khó chịu như khi bôi thuốc.
Bột hoàng thanh là dược liệu an toàn khi sử dụng nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Sử dụng các dược liệu dân gian
Bên cạnh bột hoàng thanh, nhiều dược liệu dân gian khác cũng cho hiệu quả tốt đối với bệnh nhiệt miệng. Trong đó phải kể tới các dược liệu như:
- Nước khế chua: Lấy 3 quả khế chua giã nát và cho vào nồi, đun cùng với một cốc nước. Khi nước sôi thì đun thêm khoảng 3 phút nữa rồi tắt bếp. Chờ nước nguội bớt, lấy để ngậm nhiều lần trong ngày.
- Vỏ dưa hấu: Lấy khoảng 50g vỏ dưa hấu đem đi sao vàng. Sau đó tán thành bột và trộn cùng với mật ong nguyên chất để tạo thành một hỗn hợp thuốc. Chấm hỗn hợp này lên vết loét sẽ thấy nhiệt miệng được cải thiện nhanh chóng.
- Lá húng chó: Lấy vài lá húng chó rửa sạch và nhai chậm trong miệng. Nên nhai lá húng chó 3 – 5 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả.
Như vậy, bài viết trên đã đem tới cho bạn đọc những thông tin về tình trạng nhiệt miệng chảy máu cùng những giải pháp điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào về tình trạng này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
Bài viết liên quan
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
Nội dungTổng quan về nhiệt miệng chảy máuNguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiệt miệng ...
Th1
QUÀ BIẾU TẶNG SANG, XỊN VỚI BỘT HOÀNG THANH TIẾN VUA
Nội dungTổng quan về nhiệt miệng chảy máuNguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiệt miệng ...
Th1
Thực vật hữu cơ organic: Xu hướng thanh lọc cơ thể lành mạnh từ bên trong
Các loại thực phẩm thực vật organic hữu cơ rất được ưa chuộng, trở thành ...
Th10
Thông báo lịch nghỉ tết âm Lịch năm 2023
Nhãn hàng Hoàng Thanh Tiến Vua xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng, Quý ...
Th1
Chuyên gia giải đáp: Uống gì cho mát gan hết mụn?
Uống gì cho mát gan hết mụn có phải là điều bạn đang quan tâm? ...
Th11
Giải độc gan cho bé, cách nào an toàn, hiệu quả?
Giải độc gan cho bé là chìa khóa giúp con khỏe mạnh, tăng cân và ...
Th11