Nhiệt miệng có mủ có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư không? Giải pháp điều trị hiệu quả

Tác giả:
Nguyễn Thủy
Ngày đăng:
28/03/22
Số lượt xem:
194

Nhiệt miệng có mủ không phải là một tình trạng phổ biến trong số những trường hợp có nhiệt miệng. Đặc biệt, khi tình trạng này xuất hiện liên tục và thường xuyên kèm theo những biểu hiện bất thường thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng. 

nhiet-mieng-co-mu
Nhiệt miệng có mủ có phải là dấu hiệu bất thường?

Tổng quan về bệnh nhiệt miệng

Trước khi tìm hiểu về tình trạng nhiệt miệng có mủ, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh nhiệt miệng thông thường. Từ đó có những kiến thức giúp phân biệt nhiệt miệng có mủ thông thường và ung thư miệng. 

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm, lở loét ở niêm mạc miệng. Các vết loét này ban đầu thường là những đốm nhỏ, có màu trắng. Sau đó, vết loét lớn dần màu vàng nhạt và được bao quanh bởi một đường viền màu đỏ. Chúng sưng tấy lên và khiến người bệnh đau rát, khó chịu mỗi khi ăn uống hay nói chuyện.

Vị trí nhiệt miệng rất đa dạng và khác nhau ở từng trường hợp bệnh. Trong đó, thường gặp nhất là nhiệt miệng ở lợi, lưỡi và môi.

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh nhiệt miệng

Theo quan niệm dân gian, bệnh nhiệt miệng xuất hiện do người bệnh bị nóng trong người hay thường xuyên ăn những thực phẩm có tính nóng.

Còn theo quan điểm của y học hiện đại, một số yếu tố kích thích nhiệt miệng xuất hiện như:

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm virus trong khoang miệng. Vi sinh vật liên tục tấn công và gây viêm loét miệng.
  • Dị ứng với thực phẩm hoặc các hoá chất có trong kem đánh răng, nước súc miệng. Đặc biệt là các hoạt chất như Sodium Lauryl Sulfate, Triclosan, Formaldehyde, Dầu Paraffin…
  • Niêm mạc miệng bị tổn thương do nhai phải đồ ăn cứng, nhọn hay cắn phải miệng. Từ đó các vi khuẩn trong khoang miệng tấn công và gây viêm loét.
  • Cơ thể thiếu hụt vitamin B12, folat, vitamin C, sắt, kẽm và các chất dinh dưỡng khác
  • Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm làm dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hơn

Tình trạng nhiệt miệng có mủ là bình thường hay bất thường?

Tình trạng nhiệt miệng có mủ là không phổ biến ở tất cả các trường hợp mắc nhiệt miệng. Do đó, chúng ta cần chú ý quan sát hiện tượng có mủ kèm với các biểu hiện khác để đánh giá xem đây là tình trạng bình thường hay bất thường.

Các dấu hiệu nhiệt miệng có mủ bình thường

nhiet-mieng-co-mu
Nhiệt miệng thể thông thường

Với nhiệt miệng thông thường, niêm mạc miệng sẽ xuất hiện một hoặc một vài đốm trắng. Các đốm trắng ban đầu nhỏ, sau đó lớn dần tạo thành vết loét. Kích thước vết loét có thể to nhỏ khác nhau tùy từng người, tuy nhiên thường chỉ dưới 10mm. 

Vết loét có màu vàng nhạt ở giữa và xung quanh được bao bọc bởi đường viền màu đỏ. Chúng thường sưng tấy lên trong một vài ngày khi nhiệt miệng tiến triển. Sau đó, giảm dần và tự lành viêm loét sau khoảng 7 – 10 ngày, có trường hợp kéo dài đến 2 tuần. Sau khỏi bệnh, vùng viêm loét được lành lại và hồi phục hoàn toàn, không để lại sẹo hay dấu vết gì.

Đặc biệt, khi vết loét bị bội nhiễm vi khuẩn sẽ có thể dẫn tới hiện tượng nhiệt miệng có mủ. Vi khuẩn liên tục sinh sôi và tiết ra các chất độc trong ổ loét. Từ đó vết loét phản ứng lại với các chất này và tạo thành mủ. Trường hợp nhiệt miệng có mủ do bội nhiễm vi khuẩn sẽ cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị và thời gian điều trị cũng lâu hơn do với thể nhiệt miệng thông thường.

Nhiệt miệng có thể tái phát thành từng đợt, tuy nhiên vết loét thường tái phát ở vị trí khác trong miệng.

Các dấu hiệu nhiệt miệng có mủ bất thường – Cảnh báo UNG THƯ

Trường hợp nhiệt miệng có mủ kèm theo các biển hiện bất thường thì người bệnh cần phải dè chừng. Đặc biệt là các biểu hiện cảnh báo ung thư khoang miệng như:

Vết loét miệng

  • Vết loét có bề mặt bằng phẳng. Có màu trắng, xám đen hoặc vàng xen kẽ bên trong và đặc biệt là mủ lẫn máu.
  • Vết loét cố định tại một vùng và lan rộng ra các vùng xung quanh. Tình trạng viêm loét không có xu hướng thuyên giảm theo thời gian.
  • Ở giai đoạn đầu, ung thư khoang miệng có thể gây đau và chảy máu nhưng không mấy khó chịu như nhiệt miệng.

Dấu hiệu erythroleukoplakia

Tình trạng xuất hiện những đốm trắng và đỏ xen kẽ trong khoang miệng được gọi là dấu hiệu erythroleukoplakia. Đây là dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh lý ung thư ở khoang miệng. 

Các đốm đỏ được gọi là erythroplakia. Có tới 75 – 90% trường hợp xuất hiện erythroplakia là dấu hiệu của tiền ung thư khoang miệng. Trong khi đó, các đốm trắng thường có đặc điểm là cứng, rất khó bong tróc và có thể phát triển những tế bào ác tính bên trong.

Ngay khi bạn phát hiện dấu hiệu này, hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám kiểm tra và tiến hành sinh thiết tế bào. 

nhiet-mieng-co-mu
Cảnh giác với dấu hiệu ung thư miệng

Thời gian viêm loét kéo dài

Thể nhiệt miệng thông thường sẽ tự lành sau khoảng 2 tuần. Nếu các triệu chứng viêm loét kéo dài dai dẳng, ngày một nặng lên và không thể tự khỏi được thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư.

Ngoài các dấu hiệu trên, ung thư khoang miệng còn có thể gây ra các triệu chứng khác. Chẳng hạn như: nhai nuốt khó khăn, khàn tiếng và khó phát âm rõ ràng, có các khối sưng to và cứng ở trong miệng, xuất hiện khối dạng chồi bông cải ở trong miệng, nổi hạch, sụt cân bất thường, mệt mỏi thường xuyên…

Điều trị nhiệt miệng có mủ

Việc điều trị nhiệt miệng có mủ sẽ phụ thuộc vào mức độ lành hay ác tính của bệnh. Với trường hợp viêm loét có mủ do ung thư miệng thì bệnh nhân nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp điều trị phù hợp với giai đoạn ung thư mà bạn đang gặp phải.

Trường hợp nhiệt miệng có mủ lành tính thì bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị thông thường. Như sử dụng thuốc, súc miệng thường xuyên và sử dụng các thảo dược dân gian cho hiệu quả tốt. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc trị nhiệt miệng có mủ

Tình trạng nhiệt miệng có mủ thường do bội nhiễm vi khuẩn. Do đó, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm kết hợp với giảm đau.

Loại thuốc uống thường được sử dụng trong trường hợp này là Biseptol. Biseptol là thuốc chứa 2 hoạt chất kháng sinh gồm trimethoprim và sulfamethoxazole. Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm mủ nhanh chóng và cải thiện sưng viêm.

nhiet-mieng-co-mu
Biseptol là thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến khi bị nhiệt miệng

Trường hợp nhiệt miệng nặng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các thuốc corticosteroid. Đây là loại thuốc có tác dụng chống viêm rất mạnh, song có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Như xuất huyết dạ dày, loét và thủng dạ dày, rối loạn miễn dịch, tăng cân, tăng huyết áp….

Ngoài ra, bạn kết hợp cùng các thuốc bôi nhiệt miệng cho tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. Phổ biến là các thuốc như: Oracortia, Zytee RB Gel, Mouthpaste, Gengigel, Orrepaste, Kamistad Gel N…

Lưu ý:

Không nên tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh và thuốc corticosteroid. Lạm dụng các loại thuốc này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng kháng thuốc ngày một tăng cao.

Súc miệng thường xuyên

Súc miệng thường xuyên sẽ giúp bạn làm sạch khoang miệng và ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc miệng nha khoa khác.

Nước muối sinh lý có tính sát trùng cao, đồng thời làm khô và săn se niêm mạc. Do đó, tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ viêm loét nhanh được hồi phục hơn. Khi có tình trạng nhiệt miệng có mủ, bạn hãy súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, thói quen súc miệng nước muối hàng ngày cũng nên được duy trì để phòng ngừa tái phát nhiệt miệng về sau.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết

Một trong những nguyên nhân khiến nhiệt miệng trở nặng và thường xuyên tái phát chính là do cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất. Đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B12, C, kẽm và sắt. Do đó, bạn nên bổ sung các chất này thông qua viên uống tổng hợp hoặc bổ sung qua nguồn thực phẩm hàng ngày.

  • Vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm như: cá mòi, cá ngừ, cá hồi, ngao, thịt bò, trứng, sữa…
  • Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm như: chanh, cam, kiwi, ổi, bưởi, ớt chuông, bông cải xanh, dưa lưới, cà chua, cải xoăn, đu đủ… 
  • Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như: hàu, hến, cua, sò, ốc, đậu xanh, đậu lăng, hạt đậu phộng, hạnh nhân…
  • Sắt có nhiều trong các thực phẩm như: trai, sò, rau cải bina, thịt bò, thịt cừu, thịt dê, gà tây, hạt bí ngô, bông cải xanh…

Hãy bổ sung các thực phẩm này xen kẽ vào bữa ăn hàng ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất bạn nhé!

Sử dụng bột hoàng thanh chữa nhiệt miệng có mủ

Hoàng thanh là một trong những dược liệu thiên nhiên đáp ứng tốt với tình trạng nhiệt miệng. Theo y học cổ truyền, hoàng thanh có tính mát, tác dụng làm mát cơ thể, thanh nhiệt và giải độc rất tốt. 

Đặc biệt, hoàng thanh còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho người có tình trạng nhiệt miệng. Do đó, rất nhiều người đã sử dụng bột hoàng thanh để chữa nhiệt miệng, mang lại hiệu quả cao và phòng ngừa nhiệt miệng tái phát hiệu quả.

nhiet-mieng-co-mu
Bột hoàng thanh là dược liệu chữa nhiệt miệng được nhiều người ưa thích

Để chữa nhiệt miệng bằng bột hoàng thanh, bạn chỉ cần pha bột hoàng thanh cùng với nước và uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng bột hoàng thanh làm nguyên liệu chế biến các món chè, bột… vừa thơm ngon bổ dưỡng, vừa có tác dụng chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả.

Lưu ý:

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể sử dụng bột hoàng thanh để chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, nếu sử dụng cho trẻ nhỏ thì cần nấu chín bột.

Tóm lại, nhiệt miệng có mủ là tình trạng không phổ biến. Bạn nên đến bệnh viện thăm khám nếu như hiện tượng mủ kèm theo các biểu hiện bất thường khác. Với nhiệt miệng thể thông thường thì bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị kể trên để giúp viêm loét nhanh chóng được hồi phục nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.