Nhiệt miệng dùng thuốc gì cho hiệu quả cao và nhanh khỏi? Tuy tình trạng nhiệt miệng có thể tự khỏi nhưng quá trình này sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nếu muốn chia tay các triệu chứng bệnh sớm hơn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc điều trị có tác dụng giảm đau và chống viêm nhanh chóng.
Nhiệt miệng dùng thuốc gì? Mách bạn những loại thuốc hiệu quả nhất hiện nay
Khi có tình trạng viêm loét do nhiệt miệng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc trị nhiệt miệng dạng bôi hoặc dạng uống. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp.
Với trường hợp nhiệt miệng nhẹ, người bệnh thường chỉ cần sử dụng các loại thuốc bôi là đã thấy cải thiện đau rát hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiệt miệng nặng, kéo dài hay kèm theo bội nhiễm vi khuẩn thì cần kết hợp sử dụng cả dạng thuốc bôi và thuốc uống. Vậy, nhiệt miệng dùng thuốc gì để bệnh nhanh chóng được cải thiện?
Thuốc bôi nhiệt miệng
Thuốc bôi nhiệt miệng thường chứa các chất giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn. Mang đến tác dụng giảm đau và cải thiện sưng viêm tức thời. Một số loại thuốc bôi nhiệt miệng được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay như:
Gel bôi Kamistad Gel N
Kamistad Gel N là thuốc bôi nhiệt miệng dạng gel, có thương hiệu đến từ Đức với hiệu quả giảm đau rát do nhiệt miệng rất tốt. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn.
Thành phần chính của thuốc:
- Lidocaine
- Benzalkonium chloride
- Chiết chất hoa cúc
Công dụng:
- Điều trị viêm loét do nhiệt miệng, viêm lợi
- Giảm đau, giảm nhạy cảm ở những trường hợp mới niềng răng hay lắp răng giả
- Giảm đau nhức do các nguyên nhân như nhiệt miệng, mọc răng khôn, nứt nẻ môi…
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Bôi thuốc trực tiếp lên vết loét, để yên vài phút. Cố gắng không ăn uống khi đang bôi thuốc, tốt nhất nên chờ ít nhất 30 phút rồi mới nên ăn uống.
- Bôi thuốc lên vết loét 3 lần mỗi ngày. Thời gian bôi thường từ 5 – 7 ngày để vết loét được lành hẳn.
Lưu ý:
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bôi thuốc lên vết thương
- Sử dụng thuốc cho trẻ em với liều bằng một nửa so với người lớn
Ưu và nhược điểm của thuốc:
- Ưu điểm: Thuốc giúp giảm đau rát ngay tức thì sau khi bôi thuốc
- Nhược điểm: Thuốc có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng như bỏng rát vết loét, kích ứng niêm mạc, nổi mẩn…
Giá Kamistad Gel N dao động từ 40.000đ – 50.00đ/ tuýp.
Thuốc bôi Mouthpaste
Mouthpaste được sử dụng để bôi tại vùng viêm loét, niêm mạc bị tổn thương do nhiệt miệng gây ra. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể dùng trong các trường hợp như đau nhức do mọc răng khôn, đeo răng giả, niềng răng…
Thành phần chính của thuốc:
- Triamcinolone acetonide
Công dụng:
- Điều trị viêm loét ở miệng, môi, lưỡi do nhiệt miệng
- Phòng ngừa các triệu chứng viêm khi phẫu thuật nắn chỉnh răng
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Bôi thuốc trực tiếp lên vùng niêm mạc miệng bị viêm loét.
- Bôi thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày
Lưu ý:
- Không ăn hay uống trong khi bôi thuốc
- Không sử dụng thuốc quá 8 ngày, đồng thời tránh bôi thuốc quá dày và trên vùng rộng.
Ưu/nhược điểm của thuốc:
- Ưu điểm: Thuốc cho hiệu quả giảm viêm sưng, đau nhức nhanh chóng. Đáp ứng cả với những trường hợp nhiệt miệng nặng.
- Nhược điểm: Mouthpaste có thể gây tác dụng phụ như kích ứng, ngứa rát, sưng đỏ, làm mỏng niêm mạc miệng. Đặc biệt, một số trường hợp bị dị ứng với các triệu chứng như phát ban, ngứa, sưng phù, khó thở, chóng mặt…
Giá Mouthpaste dao động khoảng 20.000đ/tuýp.
Thuốc bôi Oracortia
Nhiệt miệng dùng thuốc gì? Không thể bỏ qua thuốc bôi Oracortia. Đây là một trong những thuốc trị nhiệt miệng nổi tiếng của Thái Lan. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc mỡ bôi giúp dược chất nhanh thẩm thấu vào ổ loét và làm giảm viêm nhanh chóng.
Thành phần chính của thuốc:
- Triamcinolone acetonide
Công dụng:
- Làm giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm ở bệnh nhân nhiệt miệng.
- Giảm tạm thời tình trạng viêm loét ở khoang miệng, hầu họng
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Bôi thuốc lên vùng niêm mạc đang bị viêm loét trên miệng, lưu ý bôi thành lớp mỏng và không chà sát mạnh vào vùng tổn thương. Sau khi bôi thuốc không nên ăn uống gì trong vòng 30 phút để thuốc thấm vào vết loét.
- Bôi ngày 2 – 3 lần tuỳ mức độ viêm. Tốt nhất nên bôi trước khi đi ngủ để thuốc bám dính tốt vào vết loét và phát huy tác dụng.
Lưu ý:
- Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngừng sử dụng thuốc
- Tránh dùng thuốc kéo dài và không nên bôi thuốc trên diện rộng
Ưu/nhược điểm của thuốc:
- Ưu điểm: Oracortia giúp giảm nhanh cảm giác đau rát và giảm sưng viêm rất tốt. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc trong một thời gian ngắn là có thể khỏi nhiệt miệng.
- Nhược điểm: Thuốc chứa thành phần corticoid nên có thể gây nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Đặc biệt là khi dùng kéo dài có thể gây rối loạn miễn dịch, mụn trứng cá, bội nhiễm nấm và virus herpes…
Giá Oracortia dao động khoảng 50.000đ/tuýp.
Thuốc bôi Emofluor
Emofluor là một thuốc bôi nhiệt miệng dạng gel có nguồn gốc từ Thuỵ Sĩ. Thuốc chuyên dùng để điều trị các bệnh lý như nhiệt miệng, viêm lợi, ê buốt chân răng, đau nhức răng…
Thành phần chính của thuốc:
- Stabilized tin fluoride SnF 0,4%
Công dụng:
- Sát trùng, giảm đau nhanh chóng trong các trường hợp như viêm loét nhiệt miệng, viêm chân răng có mủ, viêm lợi, tụt lợi…
- Ngăn ngừa sâu răng nhờ bổ sung Fluor cho răng
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Lấy một lượng thuốc bôi vào vùng niêm mạc miệng bị viêm loét. Giữ nguyên khoảng 1 phút thì nhổ bỏ. Lưu ý không súc miệng hay nuốt thuốc.
- Bôi thuốc ngày 2 – 3 lần, với trường hợp viêm loét nặng có thể bôi 4 lần/ngày.
Lưu ý:
- Không được nuốt thuốc. Trường hợp nuốt phải thuốc Emofluor cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
- Ngừng sử dụng và báo cho bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu dị ứng như nổi mẩn, phát ban, sưng phù vùng loét, khó thở, chóng mặt…
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang có thai và cho con bú
Ưu/nhược điểm của thuốc:
- Ưu điểm: Thuốc có tác dụng giảm sưng đau nhanh chóng. Ngoài ra, thuốc còn giúp ngăn ngừa sâu răng tốt.
- Nhược điểm: Sử dụng Emofluor trong thời gian dài có thể dẫn tới ố vàng răng, gây mất thẩm mỹ. Đồng thời, thuốc không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
Giá Emofluor dao động khoảng 190.000đ/hộp.
Thuốc bôi Orrepaste
Orrepaste chứa thành phần corticoid giúp chống viêm mạnh và giảm sưng đau nhanh chóng. Được dùng phổ biến trong các trường hợp như nhiệt miệng, mụn nước, nứt nẻ môi gây đau, mọc răng, niềng răng gây khó chịu…
Thành phần chính của thuốc:
- Triamcinolone acetonide
Công dụng:
- Chống viêm, giảm sưng đau và chống dị ứng
- Điều trị triệu chứng của bệnh nhiệt miệng, lở loét miệng
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Thuốc được bôi trực tiếp lên vùng bị viêm loét, tổn thương. Lưu ý cần rửa sạch sạch sẽ trước và sau khi bôi thuốc.
- Bôi thuốc mỗi ngày 2 – 3 lần tuỳ thuộc vào tình trạng nhiệt miệng
Lưu ý:
- Chỉ bôi thuốc trên vùng niêm mạc nhỏ, không bôi thuốc lên diện rộng
- Thận trọng khi sử dụng cho những đối tượng như phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân lao, viêm loét đường tiêu hoá hay tiểu đường.
Ưu/nhược điểm của thuốc:
- Ưu điểm: Tác dụng giảm đau, chống viêm và chống dị ứng tốt. Đáp ứng cả với những trường hợp có viêm loét nặng.
- Nhược điểm: Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày, suy giảm miễn dịch, rối loạn chuyển hoá…
Giá Orrepaste dao động khoảng 30.000đ – 35.000đ/ tuýp.
Thuốc bôi Urgo
Urgo là một loại gel bôi nhiệt miệng có xuất xứ từ Pháp và được nhiều người bệnh nhiệt miệng ưa chuộng. Urgo khi tiếp xúc với nước bọt sẽ tạo thành một lớp màng mỏng, có vai trò bảo vệ vết loét khỏi những tác động từ bên ngoài trong 4 giờ.
Thành phần chính của thuốc:
- Dẫn xuất Cellulose
- Acid Mineral và Acid Carboxylic
- Alcohol
Công dụng:
- Bảo vệ vết loét, giảm triệu chứng đau xót do ảnh hưởng từ thức ăn
- Hỗ trợ viêm loét nhanh chóng hồi phục hơn
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Chấm thuốc lên vết loét, dùng que gạt để thuốc được trải đều trên bề mặt vùng tổn thương. Để thuốc khô trong 10 giây.
- Bôi thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày, tối đa 4 lần với những trường hợp có nhiệt miệng nặng
- Thời gian bôi thuốc thường từ 3 – 5 ngày
Lưu ý:
- Không sử dụng thuốc bôi trị nhiệt miệng Urgo trong trường hợp nhiễm virus herpes miệng, nhiễm khuẩn hay vết thương chảy máu nhiều.
- Không dùng cho các đối tượng như trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai, người bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
Ưu/nhược điểm của thuốc:
- Ưu điểm: Urgo có khả năng bảo vệ viêm loét tốt, tác dụng giảm đau nhanh chóng
- Nhược điểm: tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn yếu. Chỉ phù hợp để sử dụng cho các trường hợp nhiệt miệng nhẹ và không có bội nhiễm. Bên cạnh đó, thành phần alcohol có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.
Giá Urgo dao động khoảng 70.000đ – 90.000đ/ lọ.
Nhiệt miệng nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Các thuốc bôi nhiệt miệng cho tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên với những trường hợp nhiệt miệng lâu khỏi, kéo dài và ngày một nặng lên thì cần phối hợp với các thuốc trị nhiệt miệng đường uống.
Một số thuốc trị nhiệt miệng đường uống được sử dụng như:
Thuốc chống viêm
Hai loại thuốc chống viêm đường uống được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân nhiệt miệng là colchicine và prednisone. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, giúp ngăn ngừa các loại virus, vi khuẩn, nấm tấn công vào vết loét. Bên cạnh đó, colchicine và prednisone còn hỗ trợ hồi phục và làm lành tổn thương, viêm loét do nhiệt miệng gây ra.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng mà người bệnh cần lưu ý như:
- Prednisone có thể gây suy nhược cơ thể, rối loạn miễn dịch, rối loạn tiêu hoá, loét dạ dày, tăng cân bất thường, trầm cảm…
- Colchicine có thể gây đau hoặc yếu cơ, rối loạn tiêu hoá, xuất hiện vết xám ở môi, lưỡi, dễ bị bầm tím, mệt mỏi…
Thuốc kháng sinh
Với những trường hợp người bệnh nhiệt miệng kèm theo bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Tuỳ theo từng chủng vi khuẩn gây bội nhiễm mà bác sĩ chỉ định những kháng sinh phù hợp. Do đó, bạn cần thực hiện thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Thuốc kháng sinh thường được kê đơn cho nhiệt miệng là Biseptol (chứa sulfamethoxazole và trimethoprim). Nếu viêm loét nghiêm trọng, kéo dài hơn một tuần mà không có dấu hiệu hồi phục thì sẽ phải phối hợp thêm các thuốc kháng sinh khác như metronidazol hay spiramycin.
Sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây các tác dụng phụ. Chẳng hạn như: rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày, nhiễm nấm âm đạo, dị ứng, các vấn đề về tim mạch…
Thuốc chống nấm
Nếu vết loét bị bội nhiễm nấm, bác sĩ sẽ phải kê đơn cho bạn sử dụng các loại thuốc chống nấm. Kết hợp sử dụng thuốc bôi cùng thuốc chống nấm sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng có bội nhiễm nấm nhanh hơn.
Một số thuốc chống nấm thường dùng cho người bệnh nhiệt miệng là nystatin và itraconazole.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc chống nấm có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ như: táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hoá, nhức đầu, chóng mặt, thiểu năng tuyến thượng thận…
Thuốc corticoid
Thuốc corticoid thường được sử dụng cho các trường hợp viêm loét nhiệt miệng nặng và lâu khỏi. Thuốc có tác dụng giảm viêm loét mạnh và nhanh chóng nhưng có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Chẳng hạn như gây suy giảm miễn dịch, loãng xương, tăng nguy cơ loãng xương, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…
Một số thuốc corticoid được sử dụng để trị nhiệt miệng như: prednisolone, betamethasone, dexamethasone, methylprednisolone, beclomethasone…
Viên uống bổ sung vitamin
Viên uống bổ sung vitamin được sử dụng trong các trường hợp nhiệt miệng thường xuyên tái phát và kéo dài do cơ thể bị thiếu hụt vitamin. Trong đó, quan trọng là vitamin B12, vitamin B9, vitamin PP và vitamin C.
Bổ sung những loại vitamin này giúp cơ thể nâng cao miễn dịch và giúp viêm loét nhanh chóng được làm lành.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị nhiệt miệng
Để quá trình sử dụng thuốc điều trị nhiệt miệng được hiệu quả và an toàn, bạn cần chú ý sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng viêm loét của bản thân. Đồng thời, sử dụng theo đúng chỉ định và kết hợp cùng với các phương pháp khác để ngừa tái phát bệnh.
Không tự ý sử dụng thuốc
Có nhiều trường hợp người bệnh tự ý mua thuốc về sử dụng. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt đối với những loại thuốc như kháng sinh và thuốc corticoid. Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng vi khuẩn nhờn thuốc, khiến cho bệnh ngày một nặng lên và gây khó khăn cho những lần điều trị về sau. Trong khi đó, thuốc corticoid nếu không sử dụng đúng sẽ gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.
Tuỳ theo từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ kê đơn sử dụng những loại thuốc khác nhau. Do đó, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau để phát huy tác dụng tối đa, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ. Do đó, người bệnh tuyệt đối tuân theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, đặc biệt là về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
Với những người cần sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về thời điểm sử dụng thuốc để tránh những tác dụng bất lợi.
Lưu ý dấu hiệu cảnh báo tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ khác nhau. Do đó, bạn cần lưu ý những biểu hiện bất thường như:
- Rối loạn tiêu hoá: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng khó tiêu, khó chịu ở dạ dày…
- Dị ứng: phát ban, nổi mẩn, khó thở, co giật, đau tức ngực, sưng phù ở mặt, môi, cổ họng…
Khi gặp các biểu hiện này, tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và được hướng dẫn xử trí phù hợp. Tránh trường hợp chủ quan khiến tác dụng phụ ngày một nghiêm trọng và gây hại cho sức khỏe.
Kết hợp sử dụng bột hoàng thanh để phòng tái phát
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc trị nhiệt miệng, bạn cũng có thể bổ sung các thảo dược tự nhiên tốt cho tình trạng nhiệt miệng. Trong đó đáng chú ý là bột hoành thanh. Đây là dược liệu có tính mát, tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể hiệu quả. Do đó, rất nhiều người đã sử dụng bột hoàng thanh để trị nhiệt miệng và phòng ngừa bệnh tái phát.
Bột hoàng thanh là dược liệu an toàn khi sử dụng và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Do đó, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đối với người lớn:
Pha bột hoàng thanh cùng với nước và uống hàng ngày. Tuỳ theo sở thích mà thêm một chút đường hoặc nước cốt chanh để giúp cho nước bột hoàng thanh dễ uống hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng bột hoàng thanh làm nguyên liệu để chế biến thành món chè. Vừa tạo món ăn thơm ngon, vừa có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Đối với trẻ nhỏ:
Cha mẹ lưu ý nấu chín bột hoàng thanh cho bé ăn.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi: nhiệt miệng dùng thuốc gì cho nhanh khỏi. Mỗi một loại thuốc đều có những tác dụng cùng ưu, nhược điểm riêng. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ càng để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với tình trạng của mình nhé!
Nếu còn bất kỳ phân vân hay thắc mắc nào về tình trạng nhiệt miệng cũng như các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả – Hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để nhận được sự tư vấn trực tiếp và giải pháp nhanh chóng.
Bài viết liên quan
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
Nội dungNhiệt miệng dùng thuốc gì? Mách bạn những loại thuốc hiệu quả nhất hiện ...
Th1
QUÀ BIẾU TẶNG SANG, XỊN VỚI BỘT HOÀNG THANH TIẾN VUA
Nội dungNhiệt miệng dùng thuốc gì? Mách bạn những loại thuốc hiệu quả nhất hiện ...
Th1
Thực vật hữu cơ organic: Xu hướng thanh lọc cơ thể lành mạnh từ bên trong
Các loại thực phẩm thực vật organic hữu cơ rất được ưa chuộng, trở thành ...
Th10
Thông báo lịch nghỉ tết âm Lịch năm 2023
Nhãn hàng Hoàng Thanh Tiến Vua xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng, Quý ...
Th1
Chuyên gia giải đáp: Uống gì cho mát gan hết mụn?
Uống gì cho mát gan hết mụn có phải là điều bạn đang quan tâm? ...
Th11
Giải độc gan cho bé, cách nào an toàn, hiệu quả?
Giải độc gan cho bé là chìa khóa giúp con khỏe mạnh, tăng cân và ...
Th11