Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa tốt nhất hiện nay

Tác giả:
Nguyễn Thủy
Ngày đăng:
30/03/22
Chuyên mục:
Nhiệt miệng
Số lượt xem:
289

Nhiệt miệng khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, thâm chí là đau đớn khi lỡ đụng hoặc cắn phải? Bạn luôn mong muốn tìm được cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất? Mọi thông tin về bệnh nhiệt miệng là gì cũng như cách phòng ngừa và chữa nhiệt miệng nhanh nhất sẽ được bật mí ngay dưới đây. 

Tổng quan về bệnh nhiệt miệng 

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng có thể hiểu đơn giản là một loại bệnh thuộc dạng viêm nhiễm làm xuất hiện các vết lở, vết loét trong niêm mạc miệng (hay khoang miệng). Các vết loét có nhiều hình dạng khác nhau như dạng tròn, oval… với đáy màu vàng nhạt, viền miệng vết loét sẽ có màu đỏ. Chính vì vậy sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi dùng bữa. 

nhiet-mieng-chua-bang-bot-hoang-thanh
Nhiệt miệng là loại bệnh thường gặp ở mọi đối tượng

Bệnh nhiệt miệng được biết đến là một loại bệnh thường gặp ở người với nhiều độ tuổi khác nhau. khi bạn tìm hiểu về bệnh nhiệt miệng là gì nhiệt miệng mấy ngày khỏi?  

Theo các chuyên gia, nhiệt miệng có thể tự khỏi trong vòng từ 10 đến 15 ngày. Tuy nhiên, nhiệt miệng cũng có thể tái diễn thành nhiều đợt, nhất là khi người bệnh không có phương pháp chữa hoặc phòng ngừa hiệu quả. 

Ngoài ra, bạn cũng lo lắng không biết bệnh nhiệt miệng có lây không? Câu trả lời là có, tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. 

Theo các chuyên gia, nếu bệnh lành tính sẽ không lây và có thể tự khỏi sau hơn 1 tuần. Bệnh thông thường như nóng trong, thiếu chất, vệ sinh răng miệng không đúng cách… Ngược lại, với trường hợp bạn bị nhiệt miệng do loại virus Herpes simplex gây ra sẽ có thể gây từ người này sang người khác. 

Loại virus Herpes simplex được biết đến là loại virus truyền nhiễm. Do vậy, nhiệt miệng có thể lây lan khi người khác tiếp xúc trực tiếp với các vết lở loét, viêm nhiễm. 

Nhiệt miệng nguyên nhân như thế nào? 

Theo dân gian, bệnh nhiệt miệng bắt nguồn do trong người bệnh dùng những thực phẩm có tính nóng. Khi đó, người bệnh có thể gặp phải nhiệt độc, ảnh hưởng đến các bộ phận như tâm, can, tỳ, thận, vị bị ảnh hưởng. Do đó, người bị bệnh sẽ nóng trong làm xuất hiện các nốt lở loét trong khoang miệng. 

Trong khi đó, theo các nghiên cứu y học nhiệt miệng có thể xảy ra theo nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân chính gây nên bệnh dưới đây:

  • Bệnh có thể xảy ra do vô tình cắn vào trong khoang miệng, trong má.
  • Do các thủ thuật nha khoa hoặc các tai nạn trong thể thao, dùng sức quá mạnh khi đánh răng.
  • Sử dụng những loại kem đánh răng cũng như nước súc miệng có hàm lượng natri lauryl sulfate cao.
  • Người bị bệnh thiếu vitamin B12, vitamin B9, các loại khoáng chất như kẽm, sắt, axit folic…
  • Sử dụng các thực phẩm cay nóng, chất kích thích hoặc bị dị ứng như cà phê, phô mai, hạt các loại…
  • Viêm nhiễm do các loại vi khuẩn có trong khoang miệng.
  • Nguyên nhân do viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột, viêm đường ruột, viêm loét đại tràng…
  • Đối với phụ nữ có thể do thay đổi nội tiết tố như trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Người bệnh bị căng thẳng. 
  • Do hệ miễn dịch bị yếu, bị viêm nhiễm có thể do bệnh Behcet.

Từ nhiệt miệng nguyên nhân, bạn sẽ biết được lý do hình thành bệnh. Từ đó, bạn có thể tìm hiểu thêm về triệu chứng của bệnh để biết cách phòng ngừa cũng như cách chữa bệnh hiệu quả. 

Triệu chứng nhiệt miệng 

Nếu bạn nhanh chóng phát hiện những triệu chứng của bệnh nhiệt miệng sẽ giúp cho việc chữa trị được kịp thời và có hiệu quả nhanh hơn. Bệnh ở từng đối tượng sẽ có những triệu chứng khác nhau. Đặc biệt nhiệt miệng ở trẻ em sẽ có những đặc điểm khác biệt so với người lớn. 

Triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ em

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em cũng có biểu hiện với các vết loét màu hình tròn hoặc hình bầu dục mang màu vàng hoặc màu xám đục. Các nốt sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như như trong miệng, lưỡi hoặc nướu răng của trẻ. 

nhiet-mieng-chua-bang-bot-hoang-thanh
Nhiệt miệng ở trẻ em gây đau rát, trẻ quấy khóc

Các vết loét cũng sẽ có nhiều kích thước khác nhau khoảng từ 1-2mm, vết loét cũng có thể to hơn với kích thước khoảng từ 8-10mm. Các vết lở loét của trẻ có thể xuất hiện theo nhóm hoặc thành các vết đơn lẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nắm được một số những triệu chứng nhiệt miệng qua một số dấu hiệu dưới đây. 

  • Trẻ có biểu hiện khó chịu, thường xuyên quấy khóc, biếng ăn hay thức đêm. 
  • Trẻ bị chảy nhiều nước bọt. 
  • Phần nướu, lợi bị sưng hoặc xuất huyết máu.  
  • Phần cổ bị chảy máu, bị sưng. 
  • Trẻ bắt đầu bị sốt cao, xuất hiện các nốt hạch ở cổ. 
  • Trẻ không có sức sống, uể oải. 
  • Dấu hiệu đau họng, rộp lưỡi.

Khi trẻ bị bệnh, các cha mẹ cần chú ý vệ sinh vệ sinh và chăm sóc sức khỏe cũng như chữa đúng cách. Các mẹ cần chú ý không nên để trẻ bị viêm nhiễm, lở loét trong miệng kéo dài lâu dễ làm trẻ bị nặng thêm, sụt cân, gầy mòn… 

Triệu chứng nhiệt miệng ở người lớn

Triệu chứng nhiệt miệng ở người lớn cũng gần tương tự như ở trẻ em. Triệu chứng nổi bật nhất chính là xuất hiện các vết loét, đốm trắng. Theo thời gian, vết đốm sẽ có nước khi vỡ sẽ tạo thành những vết loét khác nhau. Ngoài ra, người bị nhiệt miệng còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau:

  • Người bệnh có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc đầy hơi do tiêu hóa kém.
  • Xuất hiện triệu chứng bị chuột rút, bị tê chân…
  • Tình trạng giảm cân, da dẻ xanh xao.
  • Phần khoang miệng bắt đầu có triệu chứng viêm nhiễm, bị sưng, đau rát. 
  • Khi chuyển nặng vết đốm bắt đầu bị chuyển đỏ, bị vỡ.
  • Người bệnh có thể bị sổ, nổi các cục hạch ở góc hàm gây ăn uống khó khăn. 

Khi bị nhiệt miệng dù ở trẻ em hay người lớn, bạn cũng cần tìm kiếm ngay những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, hiệu quả và an toàn. Sức khỏe của người bệnh sẽ được cải thiện không gây nhiều khó chịu trong ăn uống, sinh hoạt, hạn chế bị sụt cân. 

Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, an toàn hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất từ việc sử dụng thuốc tây, thuốc để bôi, thảo dược hay chữa bệnh bằng các mẹo dân gian. Tùy thuộc vào hiểu biết cũng như sự tin tưởng mà bạn có thể lựa chọn phương pháp trị nhiệt miệng tốt nhất. 

Cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc tây

Với sự tiến bộ của y học hiện đại, thuốc tây được coi là một trong những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Việc sử dụng thuốc tây sẽ giúp nhanh chóng loại bỏ các nốt viêm loét xuất hiện trong khoang miệng. Vậy nhiệt miệng uống thuốc gì, bạn có thể tham khảo ngay dưới đây.

nhiet-mieng-chua-bang-bot-hoang-thanh
Thuốc tây điều trị nhiệt miệng nhanh khỏi

Tuy nhiên, người bị nhiệt miệng cần chú ý chỉ nên sử dụng thuốc tây khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ bị bệnh cần hết sức lưu ý khi dùng thuốc tây. Nguyên nhân bởi thuốc tây vẫn có thể gây ra một số những tác dụng phụ khi sử dụng.Một số loại thuốc tây thường được dùng để điều trị bệnh như sau. 

Thuốc kháng sinh

Đây là loại thuốc thường dùng cho những người bị nhiệt miệng. Thuốc kháng sinh có những công dụng nổi bật chính là đẩy lùi viêm, sưng ở các nốt nhiệt, giảm đau hiệu quả. Một số loại thuốc kháng sinh có chứa những hoạt chất  trimethoprim và sulfamethoxazole thường có khả năng chống viêm tốt. 

Bạn cần lưu ý, thuốc kháng sinh chỉ nên dùng khi nhiệt miệng đi cùng với bội nhiễm. Đặc biệt, bạn nên hạn chế không lạm dụng các loại thuốc kháng sinh vì chúng thường gây hại nhiều đến sức khỏe. 

Thuốc uống corticosteroid

Thêm một loại thuốc tây thường được dùng khi bệnh dai dẳng, kéo dài không dứt chính là loại thuốc uống corticosteroid. Khi người bệnh có sức đề kháng quá kém không thể tự khỏi sẽ thường được các bác sĩ kê đơn dùng thuốc corticosteroid. 

Thuốc corticosteroid là các công dụng như làm giảm các triệu chứng nhiệt miệng như viêm nhiễm, đau rát. Tuy nhiên, khi dùng loại thuốc này cũng có một số những tác dụng phụ như rối loạn hệ miễn dịch, có thể gây viêm loét cho dạ dày… Chính vì vậy, với những người bệnh mắc các bệnh về dạ dày sẽ cần cân nhắc khi sử dụng thuốc corticosteroid. 

Thuốc kháng nấm

Khi các nốt viêm nhiễm có dấu hiệu bị nhiễm nấm, bạn sẽ cần sử dụng loại thuốc có công dụng diệt nấm, kháng nấm tốt. Một số những loại thuốc kháng nấm được dùng như itraconazole, fluconazol hay nystatin.

Đối với các loại thuốc kháng nấm, bạn có thể bôi trực tiếp vào các nốt lở loét để nhanh khỏi hơn. bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý bôi thuốc đúng cách, hạn chế không dùng với những người bị dị ứng với các thành phần thuốc. 

Bổ sung các loại viên uống vitamin, sắt, kẽm.

Một nguyên nhân có thể gây nên nhiệt miệng chính là do cơ thể của người bệnh thiếu hụt các loại kẽm, sắt hoặc vitamin cùng nhiều loại khoáng chất. Do vậy, bạn có thể đẩy nhanh việc hấp thụ sắt, kẽm hay vitamin bằng các loại viên uống. 

Các loại viên uống sẽ cung cấp đầy đủ cũng như nhanh chóng những vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp với việc tăng cường những thực phẩm kẽm, sắt, vitamin…

Cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc bôi

Ngoài thuốc tây, người bị bệnh cũng có thể sử dụng thuốc bôi để điều trị. Các loại thuốc bôi được đánh giá có công dụng hiệu quả tốt, tiện lợi hạn chế không cần phải uống thuốc. 

Các loại thuốc bôi có khả năng làm dịu đi các cơn đau rát, khó chịu tại các nốt nhiệt, viêm loét. Sau khi bôi, bạn sẽ có cảm giác dễ chịu, the mát.

nhiet-mieng-chua-bang-bot-hoang-thanh
Cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc bôi tiện lợi

 Ngoài ra, thuốc bôi cũng có có tác dụng giúp kháng viêm, chống lại sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm. Nhờ vậy, các vết lở loét trong khoang miệng cũng nhanh lành hơn, tránh bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. 

Hiện nay, thuốc bôi cũng được sản xuất theo nhiều dạng khác nhau như dạng gel, dạng kem và dạng bột. Tùy thuộc vào từng ưu điểm của mỗi loại mà bạn có thể chọn và sử dụng loại phù hợp. 

Với các loại thuốc trị nhiệt miệng dạng gel được đánh giá dễ dàng bám dính trên các nốt viêm nhiêm trong khoang miệng. Lớp thuốc bôi bảo vệ vết thương tránh bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài để nhanh lành hơn. Dòng thuốc dạng gel cũng ít bị trôi, ít tan trong khoang miệng để có hiệu quả lâu dài. 

Ngoài ra, các dòng thuốc dạng kem hay dạng bột cũng được sử dụng phổ biến để điều trị nhiệt miệng. Hai loại thuốc bột này cũng có tác dụng làm dịu mát cho các vùng bị viêm nhiễm giúp nhanh khỏi. Điểm trừ của hai loại thuốc bôi này chính là nhanh bị thẩm thấu trong khoang miệng. 

Vậy nhiệt miệng bôi thuốc gì? Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi trị nhiệt miệng được sử dụng phổ biến hiện nay như Oracortia, Kamistad Gel N, Zytee RB Gel, Mouthpaste, Orrepaste… Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc bôi, bạn cũng cần lưu ý sử dụng thuốc chính hãng có nguồn gốc rõ ràng, nắm rõ các thành phần thuốc có thể gây dị ứng. Bạn cũng cần dùng thuốc theo đúng liều trong hướng dẫn sử dụng đồng thời không kết hợp nhiều loại thuốc với nhau. 

Cách chữa nhiệt miệng bằng thảo dược

Bên cạnh việc tìm hiểu nhiệt miệng uống thuốc gì, bạn cũng có thể sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh nhanh khỏi. Theo Đông y, bệnh nhiệt miệng nguyên nhân gây nên chủ yếu do nóng trong người, những cơn bốc hỏa khiến người toát mồ hôi do tâm hỏa cang thịnh cùng với tỳ vị bị tích nhiệt.  

nhiet-mieng-chua-bang-bot-hoang-thanh
Chữa nhiệt miệng theo phương pháp Đông y

Do vậy, cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất bằng việc sử dụng thảo dược cũng được người người ưa chuộng hiện nay. Những bài thuốc bằng thảo dược trị tả tâm hỏa, giúp bổ thận thủy kết hợp với khả năng thanh nhiệt tốt. Bạn có thể tham khảo một số loại thảo dược trị nhiệt miệng như hoàng liên, cỏ mực, rau má, liên kiều, đương quy, cỏ mần trầu…

Xem thêm: Tác dụng thần kỳ của loài cây mới được phát hiện thuộc họ Zingiberacea 

Dưới đây là một số bài thuốc bằng thảo dược:

Bài thuốc 1:

Bạn cần chuẩn bị một số thảo dược: 10g hoàng liên, 20g cỏ mực, 10g hoàng bá, 20g rau má, 12g thục địa, 16g tang diệp, 10g trúc diệp, 12g sài hồ, 16g cam thảo đất. Sau đó, bạn cho hỗn hợp này vào chung trong ấm thuốc để sắc theo liều 1 thang chia làm 3 lần, ngày uống 1 lần. 

nhiet-mieng-chua-bang-bot-hoang-thanh
Hoàng liên có công dụng chữa nhiệt miệng khi kết hợp với nhiều loại thuốc khác

Bài thuốc 2

Bạn sẽ cần chuẩn bị các thảo dược theo lượng như sau:

10g đào nhân, 10g hồng hoa, 16g mạch môn, 16g sa sâm, 16g thiên môn, 20g đinh lăng, 20g bồ công anh, 12g sinh địa, 12g bạch thược, 12g đương quy, 16g hắc táo nhân, 12g cát căn, 10 phục thần. Sau đó, bạn sắc theo thang để chia làm 3 lần uống, ngày uống 1 thang. 

Cách chữa nhiệt miệng bằng mẹo dân gian

Bệnh nhiệt miệng luôn là một trong những loại bệnh phổ biến trong đời sống. Trong khi đó, cha ông đã đúc rút kinh nghiệm từ bao đời để chữa bệnh bằng những loại cây thảo mộc ngay trong vườn nhà. 

Các phương pháp dân gian sử dụng những thảo mộc có tính mát và được dùng trong nhiều bữa ăn hàng ngày. Chính vì vậy, chữa bệnh bằng dân gian rất an toàn cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngoài ra, các bài thuốc dân gian cũng có giá thành rất thấp, tiết kiệm chi phí điều trị. 

Một số bài thuốc dân gian chữa nhiệt miệng như dùng rau diếp cá, rau ngót, lá bàng, khế chua, rau đắng… Bạn cũng có thể tham khảo cách chữa bệnh bằng rau diếp cá.

Rau diếp cá không chỉ là loại rau được dùng hàng ngày mà còn có thêm nhiều công dụng trong điều trị một số bệnh khác nhau. Theo rất nhiều nghiên cứu, rau diếp cá có chứa nhiều khoáng chất với khả năng kháng khuẩn tốt, kháng viêm và loại trừ các ký sinh trùng trong khoang miệng. Đồng thời, rau diếp cá còn có tính mát để thanh nhiệt cơ thể.

nhiet-mieng-chua-bang-bot-hoang-thanh
Rau diếp cá chữa nhiệt miệng là bài thuốc được nhiều gia đình sử dụng

Cách sử dụng diếp cá để trị bệnh rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng khoảng 100g rau diếp cá được rửa sạch. Bạn lưu ý nên lấy phần lá, thân non, không lấy phần gốc già. Sau đó, bạn có thể giã hoặc xay thành sinh tố rồi lọc lấy nước uống. Bạn có thể uống từ 2 – 3 lần trong ngày để bệnh được nhanh khỏi.

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột hoàng thanh 

Thêm một cách chữa nhiệt miệng an toàn và hiệu quả đến từ bột hoàng thanh dành cho bạn và gia đình. Bột hoàng thanh có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh cũng như cách dùng rất đơn giản. 

Công dụng bột hoàng thanh chữa nhiệt miệng 

Trong nhiều cách chữa nhiệt miệng nhanh, bột hoàng thanh được biết đến như một loại dược liệu tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu, bột hoàng thanh có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, tinh bột để cung cấp dinh dưỡng cho người dùng. 

nhiet-mieng-chua-bang-bot-hoang-thanh
Bột hoàng thanh có công dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả

Trong khi đó theo Đông y, bột hoàng thanh có tính bình, bổ tỳ, phế, bổ thận. Nhờ vậy, bột có tác dụng thanh nhiệt, giúp giải thanh lọc độc tốt rất tốt.  

Bởi vậy, bột hoàng thanh cũng rất thích hợp để điều trị lở loét khoang miệng nhanh khỏi. Đặc biệt, bột cũng rất an toàn để điều trị cho nhiệt miệng ở trẻ em

Cách dùng bột hoàng thanh để chữa nhiệt miệng

Không chỉ có nhiều công dụng trong chữa bệnh, cách sử dụng bột hoàng thanh cũng rất đơn giản. Bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng bột hoàng thanh trị nhiệt miệng ngay dưới đây. 

Cách pha bột hoàng thanh uống trị nhiệt miệng

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị khoảng 50g bột hoàng thanh, quất hoặc chanh, đường. Sau đó, bạn hòa tan bột hoạt thanh với một chút nước nguội. Tiếp đó, bạn pha bột với khoảng 200ml nước lọc và hòa tan. 

nhiet-mieng-chua-bang-bot-hoang-thanh
Bột hoàng thanh pha chanh giúp thanh nhiệt cơ thể

Bạn có thể thêm quất và đường nếu muốn uống bột có vị chua ngọt dịu nhẹ. Bạn cần lưu ý chỉ nên uống bột sau bữa sáng, vào bữa trưa hoặc tối, không uống vào sáng sớm. 

Cách nấu chè bột hoàng thanh

Thêm một cách dùng bột hoàng thanh để trị nhiệt miệng nữa chính là nấu chè với bột. Trước tiên bạn cần chuẩn bị bột hoàng thanh khoảng 20g, đỗ xanh (ngô), đường phèn. 

Bước đầu, bạn ngâm đỗ xanh trong khoảng từ 3 – 4h, rửa sạch rồi hấp chính. Tiếp theo, bạn cần bắc một nồi nước khoảng từ 2 – 3 lít nước đun sôi rồi cho đỗ xanh chính vào, khuấy đầu. 

Sau đó, bạn hòa tan bột hoàng thanh với nước nguội rồi đổ từ từ vào nồi chè đến khi thấy bắt đầu sánh là được. Cuối cùng, bạn chỉ cần thêm đường, tắt bếp và đổ ra cốc để ăn, thêm đá nếu muốn ăn mát. 

Ngoài ra, bột hoàng thanh cũng có thể được sử dụng theo nhiều cách khác như pha bột hoàng thanh với sữa, nấu cháo bột hoàng thanh. Sử dụng bột hoàng thanh không chỉ giúp trị bệnh, còn cung cấp dinh dưỡng tốt cho gan, hệ tiêu hóa… 

Xem thêm: 1 – 3 lần dùng Hoàng Thanh Tiến Vua, nhiệt miệng phải chào thua

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lở miệng 

Mặc dù bệnh nhiệt miệng, lở miệng có thể tự khỏi, dễ điều trị, tuy nhiên, bạn chắc hẳn không mong muốn mình hay người thân bị bệnh. Bởi vậy, những cách phòng ngừa nhiệt miệng là cần thiết như bảo vệ niêm mạc, có chế độ dinh dưỡng khoa học cũng như vệ sinh răng miệng hàng ngày. 

Tránh làm tổn thương niêm mạc miệng

Trong rất nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng chính là niêm mạc bị tổn thương. Bởi vậy, bạn cần chú ý đánh răng nhẹ nhàng, không nên quá mạnh mẽ. Ngoài ra, trong quá trình ăn uống nên nhai chậm, từ từ để tránh cắn phải vào khoang miệng. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý bảo vệ khoang miệng kỹ lưỡng trong khi vận động thể thao. Đặc biệt là những môn thể thao có tính đối kháng cao như võ thuật, bóng đá…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng, khoa học hợp lý 

Nhiệt miệng xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng không hợp lý như thiếu vitamin, thiếu sắt, thiếu kẽm… Bởi vậy, bạn cần có một thực đơn khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. 

nhiet-mieng-chua-bang-bot-hoang-thanh
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý phòng ngừa nhiệt miệng

Nếu bạn đang tìm kiếm bệnh nhiệt miệng nên ăn gì? Bạn có thể sử dụng một số những loại thực phẩm tốt cho cơ thể như: bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ăn các thức ăn mềm, sữa chua, uống trà xanh, uống nhiều nước…

Không sử dụng đồ ăn cay nóng 

Ngoài việc nên thực đơn dinh dưỡng, bạn cũng cần biết được nhiệt miệng kiêng ăn gì để tránh bệnh thêm nặng. Điều đầu tiên, bạn cần lưu ý không ăn các đồ cay nóng khiến nóng trong người. Các nốt viêm nhiễm sẽ nhanh xuất hiện khi nóng trong cao. 

Bạn cần biết nhiệt miệng kiêng ăn gì để nhanh khỏi, tránh để tình trạng kéo dài nhiều ngày. Bạn nên hạn chế không sử dụng các loại ớt cay, đồ chiên rán, rượu bia… Đây đều là những thực phẩm có thể gây nóng trong. 

Vệ sinh răng miệng hàng ngày

Nguyên nhân xuất hiện bệnh nhiệt miệng còn do vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến khoang miệng vẫn còn nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh. Do vậy, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để phòng ngừa bệnh.

Tổng hợp những kiến thức về nhiệt miệng là gì cũng như cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất hy vọng sẽ giúp bạn hiểu toàn diện về loại bệnh này. Từ đó, bạn sẽ có thêm nhiều cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh nhanh, hiệu quả và an toàn để chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.