Nhiệt miệng ở lưỡi là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà

Tác giả:
Hoàng Thanh
Ngày đăng:
28/02/22
Số lượt xem:
232

Nhiệt miệng ở lưỡi là tình trạng phổ biến và nhiều người gặp phải. Tuy lành tính nhưng bệnh lại gây khó chịu, đau rát mỗi khi ăn uống và sinh hoạt. Cùng tìm hiểu xem đây là bệnh lý gì và có những cách nào giúp điều trị bệnh hiệu quả nhé!

Nhiệt miệng ở lưỡi là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Nhiệt miệng ở lưỡi là những vết tổn thương dạng viêm loét nông xuất hiện trên niêm mạc lưỡi. Vết loét thường có hình tròn, ở giữa màu trắng và xung quanh có viền đỏ. 

nhiet-mieng-o-luoi
Hình ảnh nhiệt miệng ở lưỡi
Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng. Trong đó thường thấy nhiệt miệng dưới lưỡi, trên bề mặt lưỡi, trên nướu hay môi. Bên cạnh cảm giác sưng đau nóng rát, nhiệt ở lưỡi còn gây một số triệu chứng khác. Chẳng hạn như khô miệng, tê ngứa vùng lưỡi, giảm vị giác,…
Thông thường, tình trạng này sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày. Một số trường hợp xuất hiện bội nhiễm vết loét thì thời gian khỏi bệnh lâu hơn. Đồng thời cần sử dụng các thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị.
Nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi. Từ mỗi nguyên nhân, chúng ta xác định được giải pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân trực tiếp

  • Do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công và gây bệnh
  • Thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất. Trong đó có vitamin B12, sắt, kẽm,…
  • Dị ứng hoặc kích ứng với một số hoá chất trong kem đánh răng, nước súc miệng.
  • Suy giảm chức năng gan: khả năng thanh lọc cơ thể và khử độc của gan bị suy giảm. Từ đó, các chất độc tích tụ gây vết loét ở lưỡi, lợi, môi và nhiều vị trí khác.

Nguyên nhân gián tiếp

  • Vệ sinh răng miệng chưa tốt tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh tấn công.
  • Có tổn thương ở lưỡi.
  • Thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm không hợp lý. Đặc biệt là thường xuyên ăn những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Đây là bệnh lý lành tính và có thể tự khỏi được. Tuy nhiên, bạn đọc cần chú ý nếu nhiệt miệng rộp lưỡi kéo dài dai dẳng và ngày một nặng hơn có thể là dấu hiệu của ung thư lưỡi. 

Phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị tích cực ngay từ khi phát hiện. Ban đầu, ung thư thường gây ra rất ít triệu chứng và dễ nhầm lẫn với nhiệt lưỡi. Do đó, nếu thấy nhiệt miệng thường xuyên xuất hiện, kéo dài dải dẳng hoặc có những dấu hiệu bất thường thì nên đi kiểm tra.

nhiet-mieng-o-luoi
Lưu ý phân biệt nhiệt miệng lưỡi và ung thư lưỡi
Vậy, dựa vào đâu để bạn có thể phân biệt được nhiệt miệng và ung thư lưỡi?
Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán là cách chính xác nhất để xác định. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dựa vào một số đặc điểm có thể quan sát được bằng mắt thường như:

Đặc điểm của ổ loét

Với nhiệt miệng lưỡi, vết loét có màu trắng đục hoặc hơi vàng ở giữa. Xung quanh là viền màu đỏ. Kích thước vết loét thường dưới 1cm. Vết loét thường không chảy máu hay có mùi khó chịu.
Với ung thư lưỡi, người bệnh xuất hiện vết loét hoặc cục u sùi ở lưỡi. Xung quanh vết loét xơ cứng, một số trường hợp vết loét có màu đen do bị hoại tử. Vết loét thường xuyên chảy máu và có mùi khó chịu.

Thời gian mắc bệnh

Nhiệt miệng lưỡi thường khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày. Một số trường hợp bội nhiễm vi khuẩn có thể kéo dài hơn nhưng không quá lâu. 
Ung thư lưỡi thường có tổn thương, viêm loét kéo dài dai dẳng hàng tháng.  
Do đó, nếu bạn có tình trạng viêm loét ở lưỡi kéo dài trên 2 tuần thì nên đến bệnh viện kiểm tra.

Nổi hạch

Nhiệt miệng lưỡi thông thường không gây nổi hạch, tuy nhiên hạch có thể xuất hiện ở những bệnh nhân nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi. 

Triệu chứng khác

Nhiệt miệng thường không gây nhiều triệu chứng toàn thân. Một số trường hợp nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng có thể dẫn tới sốt và mệt mỏi trong thời gian bệnh tiến triển. Tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng khi được điều trị. 
Ung thư lưỡi có thể gây nhiều triệu chứng như mệt, suy kiệt, nhai nuốt khó, sốt kéo dài,… Các triệu chứng này có mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn nhưng nhìn chung thường kéo dài khiến người bệnh rất mệt mỏi.

Các cách điều trị nhiệt miệng ở lưỡi đơn giản tại nhà

Để nhiệt miệng ở lưỡi tự khỏi thì người bệnh sẽ trải qua khoảng thời gian đau rát, khó chịu. Do đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giúp viêm loét nhanh lành:

Vệ sinh răng miệng tốt

Nhiệt miệng lưỡi có thể khiến cho người bệnh lười vệ sinh hơn do tác động vào vết loét gây đau xót. Từ đó, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại phát triển và tấn công làm cho vết loét lâu khỏi hơn.

Bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng để vết loét nhanh lành hơn. 

Dùng thuốc bôi nhiệt miệng

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi được sử dụng để điều trị nhiệt miệng và lưỡi. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm nhanh đau nhức do vết loét nhiệt miệng gây ra. Một số thuốc thường dùng như: Oracortia, Kamistad Gel N, Mouthpaste, Orrepaste,…
Một số trường hợp nguyên nhân gây nhiệt miệng lưỡi là do vi khuẩn, virus tấn công cần phải sử dụng thuốc kháng sinh, kháng virus. 
Tuy nhiên, cần lưu ý đến các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra để kịp thời xử trí. Đặc biệt, một số loại thuốc bôi có thể ảnh hưởng đến men răng của trẻ nhỏ.
nhiet-mieng-o-luoi
Một số thuốc bôi nhiệt miệng có thể gây tác dụng phụ

Một số thuốc bôi nhiệt miệng có thể gây tác dụng phụ

Chế độ ăn uống hợp lý

Một số loại thực phẩm có tính mát, rất tốt cho người bệnh nhiệt ở miệng và lưỡi như:
  • Rau xanh và trái cây: Cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó còn giúp làm mát và dịu cảm cảm giác nóng rát do nhiệt miệng lưỡi gây ra. Do đó, bạn hãy bổ sung các loại rau và trái cây như rau ngót, rau mồng tơi, rau dền, súp lơ xanh, cam, bưởi,…
  • Đậu đen: Chứa nhiều chất dinh dưỡng và khả năng làm mát cơ thể rất tốt. Uống nước đậu đen hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như thanh lọc và giải nhiệt.
  • Nước rau má: Rau má là thảo dược dân gian được sử dụng rộng rãi với tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Các nghiên cứu của khoa học hiện đại còn cho thấy rau má chứa hàm lượng hoạt chất Triterpenoids. Đây là hoạt chất có khả năng giúp vết viêm loét nhanh lành hơn. 
  • Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Ngậm mật ong còn giúp bạn giảm cảm giác nóng rát, sưng đau do nhiệt miệng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh tiêu thụ những thực phẩm có thể gây nóng và tác động lên vết loét ở lưỡi. Chẳng hạn như đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu bia,…đều làm cho tình trạng nhiệt miệng lưỡi trở nên tồi tệ hơn.

Sử dụng bột hoàng thanh

Nhiet-mieng-o-luoi
Hoàng thanh là dược liệu quý, giúp thanh nhiệt và trị nhiệt miệng rất tốt

Xem thêm: Tác dụng thần kỳ của loài thực vật mới được phát hiện thuộc họ Zingiberaceae

Cây hoàng thanh là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt và chống nhiệt miệng rất hiệu quả. Ngoài ra, thành phần của cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất có tác dụng chống oxy hoá, nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hoá.
Khi bị nhiệt miệng và lưỡi, bạn có thể pha bột hoàng thanh uống sống hoặc dùng làm nguyên liệu nấu bột, chè,… cho cả người lớn và trẻ nhỏ ăn.
Sử dụng bột hoàng thanh pha cùng với đường, chanh và nước lọc tạo thành thức uống có tác dụng giải nhiệt rất tốt, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng.
Trên đây là một số thông tin hữu ích xoay quanh tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi. Hy vọng đã giúp bạn đọc phần nào hiểu thêm về bệnh và các cách trị hiệu quả. Đặc biệt, nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, hãy để lại số điện thoại để nhận được sự trợ giúp của chúng tôi các bạn nhé! Để được tư vấn chuyên sâu sớm nhất, hãy gọi tới hotline 0919394000, Dược sĩ Xanh vẫn luôn sẵn sàng lắng nghe các bạn chia sẻ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.