[Giải đáp]Nhiệt miệng uống gì tốt nhất?

Tác giả:
Nguyễn Thủy
Ngày đăng:
24/03/22
Số lượt xem:
169

Người bệnh nhiệt miệng uống gì để giúp cơ thể thanh nhiệt và làm dịu nhanh cảm giác đau rát? Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị, bạn cũng có thể thử ngay 7 loại đồ uống thanh mát giúp đẩy lùi nhiệt miệng nhanh chóng. 

Nhiệt miệng uống gì để tốt cho sức khỏe? TOP 7 loại nước uống không thể bỏ qua

Nhiều loại nước uống thanh mát, bổ dưỡng sẽ giúp bạn nhanh chóng làm dịu vết loét và cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Đặc biệt, một số loại nước uống còn giúp điều trị nhiệt miệng, giúp cho vết loét nhanh được làm lành hơn. Vậy, nhiệt miệng nên uống gì? Đáp án chính là 7 loại đồ uống sau:

Nước rau má

 nhiet-mieng-uong-gi
Nước rau má tốt cho người bị nhiệt miệng
Rau má là loại rau quen thuộc ở nhiều vùng quê Việt Nam. Không những thế, đây còn là một dược liệu trong đông y với nhiều tên gọi như liên tiền thảo, tích tuyết thảo hay lôi công thảo. 
Rau má mang tình hàn và có khả năng làm mát cơ thể rất hữu hiệu. Đặc biệt, thành phần triterpenoids có trong rau má có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết viêm loét, tái tạo lại mô bị tổn thương. Do đó rất thích hợp để sử dụng cho những ai đang bị nhiệt miệng.
Cách pha nước rau má và sử dụng cho người bị nhiệt miệng như sau:
  • Chuẩn bị 1 nắm lá rau má và đem đi rửa sạch. Bạn có thể ngâm rau má với nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất. Sau đó rửa lại với nước sạch và để rau má ráo nước.
  • Xay ép rau má lấy nước uống
  • Uống 1 cốc nước rau má mỗi ngày sẽ thấy được tình trạng viêm loét do nhiệt miệng được cải thiện rõ rệt.

Lưu ý:

  • Vì rau má có tính hàn nên không sử dụng kéo dài quá 1 tháng và mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 cốc nước rau má thôi.
  • Dấu hiệu dị ứng với rau má có thể xuất hiện như nổi mẩn, ngứa, đỏ da… Bên cạnh đó, một số người cũng gặp tình trạng buồn nôn, đau bụng và phân có màu lạ. Khi gặp phải những dấu hiệu này, bạn nên ngừng sử dụng nước rau má và trao đổi với dược sĩ, bác sĩ.
  • Một số đối tượng không nên sử dụng nước rau má: phụ nữ đang có thai và cho con bú, người bị tiểu đường, người đang dùng thuốc chống trầm cảm.

Nước diếp cá

Bên cạnh rau má thì nước rau diếp cá cũng rất được người bệnh nhiệt miệng ưa chuộng sử dụng. Đây là loại thảo dược tính hàn, có tác dụng giải nhiệt và giải độc cơ thể rất tốt. 
Bên cạnh đó, các hoạt chất trong rau diếp cá cũng có tác dụng kháng khuẩn khi tiếp xúc trực tiếp với vết nhiệt miệng. Mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng khá tốt.
 nhiet-mieng-uong-gi
Người bị nhiệt miệng nên uống nước diếp cá
Cách pha nước rau diếp cá và sử dụng cho người bị nhiệt miệng như sau:
  • Lấy 1 nắm lá rau diếp cá ngâm với nước muối và rửa sạch lại với nước lọc
  • Xay ép rau diếp cá để lấy nước uống
  • Mỗi ngày bạn nên uống 1 cốc nước rau diếp cá để tình trạng viêm loét nhanh được cải thiện.
Lưu ý:
  • Rau diếp cá sống có mùi hơi tanh và không phải ai cũng uống được nên cần cân nhắc trước khi áp dụng. Trường hợp không thể uống được nước diếp cá sống thì bạn có thể sắc lá diếp cá để lấy nước uống cũng cho hiệu quả tốt.
  • Mặc dù diếp cá là loại cây lành tính và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng nước diếp cá vào khoảng thời gian bị nhiệt miệng. Khi sử dụng diếp cá lâu ngày dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn…

Bột sắn dây

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi nhiệt miệng ăn uống gì chính là bột sắn dây. Trong đông y, bột sắn dây là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể rất nhanh chóng. Dân gian thường dùng để làm thức uống giải nhiệt cho những ngày hè nắng nóng.

 nhiet-mieng-uong-gi
Bột sắn dây có tác dụng giải nhiệt cơ thể rất tốt
Cách pha và sử dụng bột sắn dây cho người bị nhiệt miệng như sau:
  • Pha khoảng 10g bột sắn dây cùng với nước để uống trong ngày. Bạn có thể cho thêm một chút đường hoặc nước cốt chanh tùy theo sở thích của mỗi người.
Lưu ý:
  • Với trẻ em và những người có hệ tiêu hoá kém thì nên pha loãng với nước nóng để bột sắn dây chín.
  • Chỉ nên uống 1 cốc nước sắn dây mỗi ngày trong thời gian bị nhiệt miệng. Không nên uống kéo dài.

Nước cam

Một trong những đáp án cho câu hỏi nhiệt miệng uống gì được nhiều người ưa thích chính là nước cam. Không chỉ có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng mà nước cam còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho người bị nhiệt miệng.
Trái cam rất giàu vitamin C có hoạt tính chống oxy hoá, chống viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, các vitamin khác có trong cam như vitamin B và folate có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Từ đó, giúp nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục.
 nhiet-mieng-uong-gi
Nước cam vừa thơm ngon lại tốt cho người bệnh nhiệt miệng
Cách pha và sử dụng nước cam cho người bị nhiệt miệng như sau:
  • Chuẩn bị 2 – 3 quả cam mọng nước rửa sạch và ép lấy nước uống
  • Với những quả cam quá chua, bạn có thể cho thêm một chút đường để giúp hương vị của nước cam thêm thơm ngon
  • Nên uống đều đặn 2 cốc nước cam mỗi ngày sẽ thấy tình trạng nhiệt miệng sớm được khắc phục.
Lưu ý:
Không nên uống nước cam khi bụng rỗng, đặc biệt là với những người đang bị đau dạ dày.

Nước nhân trần

Nhiệt miệng uống nước gì? Đáp án không thể thiếu chính là nước nhân trần. Đây là thức uống quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Theo đông y, nhân trần là dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Chính vì vậy mà đây là loại nước uống không thể thiếu với một số người mỗi khi gặp tình trạng nhiệt miệng tái phát.

 nhiet-mieng-uong-gi
Nước nhân trần
Cách pha và sử dụng nước nhân trần cho người bị nhiệt miệng như sau:
  • Chuẩn bị một lượng nhân trần đem đi rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất và bụi bẩn
  • Cắt thân cây nhân trần thành từng đoạn từ 3 – 5 cm. Sau đó đem đi phơi khô
  • Cho một lượng nhân trần thích hợp vào nồi và đun sôi cùng với nước
  • Khi nước sôi thì tắt bếp, để nguội và chắt nước nhân trần để uống hàng ngày.
Lưu ý:
Dù nhân trần có tác dụng tốt nhưng bạn không nên uống quá nhiều nhân trần trong ngày. Do đây là dược liệu có khả năng lợi tiểu, uống quá nhiều có thể gây đào thải nhiều nước và các chất dinh dưỡng ra bên ngoài cơ thể.

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua có tác dụng giải nhiệt và cải thiện tình trạng viêm loét rất tốt. Đặc biệt, trong quả cà chua chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho người bệnh nhiệt miệng. Điển hình như vitamin B, C, A, K…

 nhiet-mieng-uong-gi
Nước ép cà chua chữa nhiệt miệng hiệu quả
Cách pha và sử dụng nước ép cà chua cho người bị nhiệt miệng như sau:
  • Chọn 2 – 3 quả cà chua đem đi rửa sạch
  • Ép lấy nước cà chua uống trong ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm món sinh tố cà chua kết hợp với nhiều loại rau củ như rau cần tây, ớt chuông đỏ để tăng dinh dưỡng và hương vị.
Lưu ý:
Nên lựa chọn cà chua có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Bột hoàng thanh

Đáp án hoàn hảo cho câu hỏi nhiệt miệng uống gì chính là bột hoàng thanh. Đây là loại dược liệu có tính mát, tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể hiệu quả. Bột hoàng thanh được rất nhiều người bệnh nhiệt miệng sử dụng và cho hiệu quả tốt.
Bên cạnh đó, bột hoàng thanh còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất tốt cho người bị nhiệt miệng. Thúc đẩy quá trình viêm loét nhanh hồi phục và ngăn ngừa tái phát nhiệt miệng rất tốt. 
Khi có tình trạng nhiệt miệng, bạn chỉ cần pha bột hoàng thanh với nước và uống mỗi ngày. Ngoài ra, có thể chế biến thành các món ăn như nấu chè, nấu bột… cũng cho hiệu quả tương tự. 
Xem thêm:

Lưu ý:

Để chữa trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ, bạn nên nấu chín bột hoàng thanh và cho bé ăn.

 nhiet-mieng-uong-gi
Bột hoàng thanh trị nhiệt miệng hiệu quả và được nhiều người áp dụng

Lưu ý giúp nhiệt miệng nhanh khỏi và ngừa tái phát

Nhiệt miệng là bệnh rất dễ tái phát. Đặc biệt, nếu không chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng và nâng cao sức đề kháng thì nhiệt miệng rất lâu lành và thường xuyên tái phát.
Do đó, bạn nên áp dụng những lưu ý sau để giúp nhiệt miệng nhanh khỏi và phòng ngừa bệnh tái phát:

Vệ sinh răng miệng

Tại thời điểm nhiệt miệng đang tiến triển sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất đau rát và e ngại việc vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, bạn càng ít vệ sinh răng miệng thì càng tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong khoang miệng tấn công vào vết loét. Từ đó khiến cho nhiệt miệng nặng lên và lâu lành.
Do đó, bạn nên chú ý đánh răng 2 lần mỗi ngày. Đồng thời làm sạch khoang miệng tốt hơn khi kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng cho nha khoa.

Tránh làm tổn thương khoang miệng

Những tổn thương ở trong khoang miệng như vết xước do răng cắn phải hay chải răng mạnh với bản chải thô có thể gây nhiệt miệng. Do đó, bạn nên thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/lần và lựa chọn những loại bàn chải mềm. Khi đánh răng cần chải nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương vết loét thêm nữa. 
Khi ăn cần ăn chậm và tránh những thực phẩm cứng. Chẳng hạn như kẹo cứng, nước đá, trái cây cứng, mía…
Tránh những loại kem đánh răng và nước súc miệng chứa những hóa chất có thể gây tổn thương niêm mạc miệng. Đặc biệt là hoạt chất Natri lauryl sulfate.

Tăng cường miễn dịch

Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm cũng là một trong những yếu tố khiến cho nhiệt miệng lâu khỏi và thường xuyên tái phát. Do đó, người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Từ đó, giúp hệ miễn dịch đủ sức khoẻ để chống lại tác nhân gây bệnh và hồi phục cơ thể tốt hơn.
Trên đây là những đáp án gợi ý cho câu hỏi nhiệt miệng uống gì để giúp làm mát cơ thể và đẩy lùi bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ giải đáp sớm nhất từ đội ngũ dược sĩ nhé!
Gọi ngay hotline 0919394000 để sở hữu ngay bí kíp sạch nhiệt miệng chỉ trong tích tắc nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.