Nhiệt miệng vòm họng: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị hiệu quả

Tác giả:
Nguyễn Thủy
Ngày đăng:
28/03/22
Chuyên mục:
Nhiệt miệng
Số lượt xem:
416

Nhiệt miệng vòm họng là tình trạng gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Đặc biệt, nếu viêm loét không được điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tăng nguy cơ ung thư vòm họng.

nhiet-mieng-vom-hong
Nhiệt miệng vòm họng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Nhiệt miệng vòm họng là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nhiệt miệng vòm họng xuất hiện khiến người bệnh bị tổn thương họng. Từ đó gây triệu chứng đau rát khó chịu vùng hầu họng, đặc biệt là mỗi khi nuốt thức ăn. Bệnh có thể do nhiều yếu tố tác động gây viêm loét.

Nhiệt miệng vòm họng là gì?

Nhiệt miệng vòm họng là tình trạng các vết viêm, lở loét xuất hiện ở niêm mạc vòm họng và các cơ quan lân cận như hàm, amidan… Ban đầu, ở vòm họng chỉ có những đốm trắng nhỏ. Dần dần chúng phát triển lớn lên theo thời gian, vỡ ra và tạo thành vết loét.

Tuỳ từng người bệnh mà vết loét to nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều sưng tấy và khiến bệnh nhân đau rát mỗi khi ăn uống. Thậm chí gây khó khăn trong giao tiếp hàng ngày.

nhiet-mieng-vom-hong
Vết loét xuất hiện ở vòm họng của bệnh nhân

Nhiệt miệng vòm họng xuất hiện do đâu?

Tình trạng nhiệt miệng ở vòm họng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi nguyên nhân sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp.

Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng thường do người bệnh bị nóng trong người, tích tụ nhiệt độc và gây lở loét ở vòm họng, má, lợi, lưỡi….

Theo y học hiện đại, viêm loét nhiệt miệng ở vòm họng có thể xuất hiện do các nguyên nhân như:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày liên tục trào ngược lên vùng vòm họng làm biến đổi môi trường nơi đây và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công. Đồng thời, axit dạ dày với đặc tính bào mòn cũng làm tổn thương, viêm loét niêm mạc họng.
  • Nhiễm nấm: Phổ biến là nấm Candida gây viêm loét miệng
  • Nhiễm virus Herpangina
  • Bệnh Behcet: Đây là một bệnh viêm mạch máu tự miễn với đặc điểm loét miệng, viêm cơ quan sinh dục, viêm màng bồ đào và hồng ban nút.
  • Tác dụng phụ khi điều trị xạ trị, hoá trị trong thời gian dài ở bệnh nhân ung thư
  • Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi gây ra tác dụng phụ
  • Một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiệt miệng vòm họng như thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu, môi trường ô nhiễm…

Triệu chứng của nhiệt miệng vòm họng

Tuỳ theo từng tình trạng cụ thể mà nhiệt miệng vòm họng biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý các triệu chứng cảnh báo bệnh như:

Xuất hiện vết loét ở vòm họng

Người bệnh có thể xuất hiện một vết loét hoặc nhiều vết loét nằm rải rác ở vòm họng. Ban đầu, chúng chỉ là những đốm nhỏ màu trắng. Sau đó lớn dần và vỡ ra tạo thành những vết loét. Vết loét có màu trắng hoặc hơi vàng ở bên trong. Xung quanh được bao bởi đường viền đỏ.

Sưng đau, rát ở cổ họng

Trong thời kỳ bệnh tiến triển, vết loét sưng tấy và gây đau rát nhiều ở vùng cổ họng. Sau đó, loét giảm dần có có xu hướng lành lại sau khoảng 7 – 10 ngày.

Hôi miệng

Các loài vi khuẩn, nấm phát triển trong ổ loét có thể sinh mùi và gây hôi miệng. Mặc dù người bệnh đã thường xuyên vệ sinh răng miệng nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi rất khó chịu. Lúc này, bạn cần điều trị để thuyên giảm tình trạng viêm loét vòm họng thì mùi hơi thở mới được cải thiện.

Cảm giác vướng ở cổ họng

Một số người bệnh xuất hiện cảm giác vướng ở cổ họng như có khối u, nuốt vướng hay thường xuyên bị nghẹn. Nguyên nhân là do niêm mạc họng xuất hiện những vết tổn thương, viêm loét khiến cổ họng sưng lên. Từ đó chèn ép không gian thức ăn di chuyển qua họng và gây cảm giác vướng ở cổ họng, khó nuốt rất khó chịu.

Triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng thường gặp ở trên, người bệnh nhiệt miệng vòm họng còn có thể xuất hiện một số biểu hiện khác. Chẳng hạn như sốt, mệt mỏi, buồn nôn, khạc ra đờm lẫn nhầy máu, đau tai…

Khi thấy các triệu chứng nghi ngờ bệnh nhiệt miệng vòm họng, bạn nên đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm.

nhiet-mieng-vom-hong
Cảnh giác với những triệu chứng cảnh báo nhiệt miệng vòm họng

Nhiệt miệng vòm họng có nguy hiểm không?

Vòm họng là vị trí giao thoa giữa đường hô hấp và nơi vận chuyển thức ăn. Do đó, nếu tình trạng viêm loét tiến triển có thể gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống và hô hấp. Đặc biệt nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, nhiệt miệng vòm họng có thể gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư vòm họng.

Một số biến chứng mà nhiệt miệng vòm họng có thể gây ra như:

Suy nhược cơ thể

Do viêm loét xuất hiện ở vùng hầu họng nên người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Đặc biệt là khi lựa chọn những thực phẩm không phù hợp như đồ ăn cứng, nhiều xơ, đồ ăn chua cay, mặn… có thể kích thích vào vết loét và khiến người bệnh đau đớn.

Từ đó, người bệnh có tâm lý e ngại mỗi khi ăn uống gây chán ăn, suy nhược cơ thể và sụt cân nhanh chóng.

Viêm họng mãn tính

Viêm loét nhiệt miệng nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn liên tục tấn công vào vùng hầu họng. Đồng thời làm biến đổi môi trường nơi đây và gây viêm họng mãn tính.

Nếu tình trạng viêm họng mãn tính trở nặng, tái phát nhiều lần sẽ khiến cho họng sưng to, ho khạc ra máu… có thể biến chứng thành ung thư vòm họng.

Bội nhiễm nấm họng

Người bệnh nhiệt miệng vòm họng có khả năng cao bị nấm miệng tấn công. Nấm họng không những khiến cho người bệnh khó chịu mà chúng còn là nguyên nhân khiến bội nhiễm vi trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi nấm lan xuống vùng thực quản gây đau đớn khó chịu và khó nuốt. Đặc biệt, tình trạng nhiễm nấm còn có thể gây tổn thương cho gan và phổi.

Bạn có thể dễ dàng nhận ra những triệu chứng nhiễm nấm họng như ho và ngứa cổ, xuất hiện các mảng trắng ở họng, đờm xanh vàng…

Áp xe ở sau thành họng

nhiet-mieng-vom-hong
Nhiệt miệng gây áp xe sau thành họng

Vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm liên tục tấn công vào vết loét có thể gây áp xe ở sau thành họng. Ổ áp xe sưng to, chứa đầy mủ viêm ở trong. Đây là bệnh nhiễm khuẩn vùng cổ sâu, được xếp vào nhóm bệnh nặng và có khả năng gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ung thư vòm họng

Tình trạng viêm loét khiến họng sưng đau, nhiễm trùng, có đờm… Nếu nhiệt miệng vòm họng kéo dài sẽ có nguy cơ xuất hiện các tế bào ác tính gây ung thư vòm họng.

nhiet-mieng-vom-hong
Viêm loét ở vòm họng làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư vòm họng

Điều trị nhiệt miệng vòm họng

Sau khi thăm khám đánh giá tình trạng bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra được biện pháp điều trị phù hợp. Với những trường hợp viêm loét còn nhẹ và chưa xuất hiện biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ thì người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, khi viêm loét đã nặng và gây những biến chứng nguy hiểm như áp xe, ung thư… thì cần sớm tiến hành phẫu thuật.

Sử dụng thuốc tây trị nhiệt miệng

Tuỳ theo từng nguyên nhân cùng tình trạng viêm loét cụ thể mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng những thuốc khác nhau. Một số loại thuốc trị nhiệt miệng vòm họng thường được bác sĩ kê đơn như:

  • Thuốc kháng sinh cho những trường hợp nhiễm vi khuẩn như: tetracycline, sulfamethoxazole và trimethoprim ( Biseptol ), Oxytetracycline, ampicillin…
  • Thuốc kháng nấm cho những trường hợp bội nhiễm nấm như: fluconazol,  itraconazole, miconazol, amphotericin B,…
  • Thuốc kháng viêm như colchicine, prednisone
  • Thuốc chống viêm corticoid được sử dụng trong những trường hợp nhiệt miệng nặng, kéo dài như: methylprednisolone, cortisone, hydrocortisone, dexamethasone…

Phẫu thuật

Thường áp dụng với những người bệnh bị lở loét nghiêm trọng, xuất hiện ổ áp xe mủ lan ra các vùng xung quanh mà điều trị bằng thuốc nhưng không khỏi. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ ổ áp xe nhiễm trùng, cắt amidan…

Tuy nhiên, không phải lúc nào phẫu thuật cũng thực hiện. Bệnh nhân phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đảm bảo phẫu thuật diễn ra an toàn như không có các rối loạn về đông máu, không bị các bệnh về tim, huyết áp quá cao… Do đó, trước khi quyết định phẫu thuật, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Chữa nhiệt miệng vòm họng bằng bột hoàng thanh

Với những trường hợp nhiệt miệng vòm họng còn nhẹ và chưa xuất hiện biến chứng nguy hiểm thì bạn có thể sử dụng bột hoàng thanh. Theo y học cổ truyền, bột hoàng thanh có tác dụng thanh nhiệt, làm mát và giải độc cơ thể rất tốt. Từ đó, chữa trị hiệu quả các bệnh lý có hiện tượng nhiệt độc tích tụ gây nóng trong người như nhiệt miệng ở vòm họng, lưỡi, lợi, môi, niêm mạc má…

Ngoài ra, các dưỡng chất có trong bột hoàng thanh còn giúp người bệnh nâng cao miễn dịch và bồi bổ cơ thể. Hỗ trợ cơ thể khoẻ mạnh hơn và phòng chống các tác nhân gây bệnh tấn công.

nhiet-mieng-vom-hong
Sử dụng bột hoàng thanh trị nhiệt miệng vòm họng được rất nhiều người bệnh ưa chuộng sử dụng

Bột hoàng thanh là dược liệu tự nhiên an toàn và lành tính, có thể sử dụng tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong đó, bạn lưu ý cách dùng bột hoàng thanh chữa nhiệt miệng vòm họng như sau:

  • Với người lớn: Cách đơn giản nhất là pha bột thành nước uống. Sử dụng đều đặn mỗi ngày sẽ thấy tình trạng viêm loét do nhiệt miệng gây ra được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến bột hoàng thanh thành món chè vừa thơm ngon lại vừa có tác dụng trị nhiệt miệng.
  • Với trẻ em: Không nên sử dụng bột hoàng thanh còn sống. Thay vào đó, cha mẹ hãy nấu chín bột hoàng thanh hoặc chế biến món chè hoàng thanh cho bé ăn.

Như vậy, tình trạng nhiệt miệng vòm họng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không có biện pháp chữa trị hợp lý. Do đó, ngay từ khi nhiệt miệng mới chớm xuất hiện và vẫn còn ở mức độ nhẹ, bạn nên tích cực điều trị để bệnh được thuyên giảm tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.