Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất có an toàn, hiệu quả không?

Tác giả:
Nguyễn Thủy
Ngày đăng:
25/03/22
Số lượt xem:
218

Sử dụng các thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất là giải pháp được nhiều người bệnh sử dụng mỗi khi có tình trạng nhiệt miệng xuất hiện. Tuy nhiên, các thuốc này liệu có an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu nhất không? 

Tổng hợp các thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất hiện nay 

Hiện nay, bạn có thể sử dụng thuốc bôi hoặc dạng thuốc uống. Thông thường, với trường hợp viêm loét nhẹ chỉ cần sử dụng thuốc bôi là đã có hiệu quả tốt. Tuy nhiên với những trường hợp nhiệt miệng nặng hay bội nhiễm, cần sử dụng thêm các loại thuốc uống.

Thuốc bôi nhiệt miệng

Dùng thuốc bôi nhiệt miệng là cách giúp làm dịu nhanh chóng cảm giác đau rát, khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Thành phần của các loại thuốc này thường chứa hoạt chất giúp kháng viêm, giảm đau và kháng khuẩn. Khi bôi thuốc sẽ giúp làm dịu vết loét trong thời gian nhất định.

Một số thuốc bôi nhiệt miệng được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:

1. Oracortia

Thuốc Oracortia

Oracortia là một loại thuốc bôi nhiệt miệng được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc có dạng mỡ với hiệu quả giảm viêm, giảm đau loét ngay thức thì.

Thành phần chính của Oracortia là Triamcinolone acetonide. Đây là một Glucocorticoid tổng hợp có tác dụng chống viêm rất mạnh.

Mặc dù mang lại hiệu quả giảm đau và chống viêm nhanh chóng nhưng thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Các tác dụng phụ này thường xuất hiện khi sử dụng thuốc trong thời gian dài. Chẳng hạn như rạn da, kích ứng da, teo da, phát ban đỏ, nhiễm trùng…

Lưu ý:

Thuốc chống chỉ định cho các đối tượng như người nhiễm virus herpes, mụn trứng cá, nhiễm nấm, phụ nữ có thai.

Không sử dụng thuốc để bôi diện rộng với liều cao trong thời gian dài.

2. Kamistad Gel N

Thuốc Kamistad Gel N

Thuốc bôi nhiệt miệng Kamistad Gel N với sự kết hợp của 3 thành phần chính gồm: Lidocaine, Benzalkonium clorid và tinh chất hoa cúc. Mang lại hiệu quả làm dịu cảm giác đau rát nhanh. Đồng thời có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Như bỏng rát hay kích ứng niêm mạc miệng.

Lưu ý:

Kamistad Gel N có thể được sử dụng để bôi cho trẻ em, tuy nhiên chỉ nên dùng với liều bằng một nửa so với người lớn. Đồng thời không sử dụng cho trẻ quá 3 lần trong ngày.

3. Mouthpaste

Thuốc Mouthpaste

Mouthpaste là thuốc bôi nhiệt miệng dưới dạng gel và có thành phần chính là Triamcinolone acetonide. Thuốc có tác dụng kháng viêm và giảm đau cho người bị nhiệt miệng. Đồng thời, Mouthpaste cũng có thể được sử dụng để giảm đau nhức răng, viêm lợi và khô nẻ môi…

Sử dụng thuốc kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa, kích ứng niêm mạc, bỏng rát, khô, mỏng niêm mạc miệng,…

Lưu ý:

Mouthpaste không được sử dụng cho các trường hợp như nhiễm virus, nấm hay vi khuẩn ở niêm mạc miệng.

Sử dụng thuốc thận trọng ở những bệnh nhân có một số bệnh lý nên như tuyến giáp, xơ gan hay người có nguy cơ bị loét dạ dày

Ngừng sử dụng ngay khi gặp các dấu hiệu dị ứng thuốc. Bao gồm: phát ban, nổi mẩn, ngứa, sưng phù, khó thở, chóng mặt…

4. Zytee RB Gel 

Thuốc Zytee RB Gel

Zytee RB Gel là thuốc bôi nhiệt miệng ở dạng gel, chứa 2 thành phần chính là Cholin salicylat và Clorua benzalkonium. Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm sưng đau khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng Zytee RB Gel cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng, chỉ sau 3 – 4 phút và tác dụng kéo dài tới 3 – 4 giờ.

Tuy nhiên, sử dụng Zytee RB Gel có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chẳng hạn như ngứa rát hoặc nổi mẩn ở những vùng mà bạn bôi thuốc lên. Bên cạnh đó tình trạng dị ứng với biểu hiện như nôn mửa, co giật, sưng mí mắt…nếu sử dụng thuốc với liều cao.

Lưu ý:

Thuốc bôi Zytee RB Gel không được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 16 tuổi và phụ nữ đang cho con bú.

5. Emofluor 

Thuốc Emofluor

Đây là một loại thuốc bôi nhiệt miệng dạng gel, thường được sử dụng cho các trường hợp như nhiệt miệng, đau lợi, tụt lợi, viêm lợi, ê buốt chân răng,… Thành phần chính của thuốc là Stabilized tin fluoride SnF0.4%, có tác dụng sát khuẩn, giảm đau rất tốt. 

Tuy nhiên, thuốc bôi nhiệt miệng Emofluor lại có thể khiến răng bị ố vàng nếu sử dụng lâu dài. Gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin trong giao tiếp cho những người gặp phải tình trạng này.

Lưu ý:

Không sử dụng Emofluor cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.

6. Orrepaste

Thuốc bôi Orrepaste

Orrepaste có là loại thuốc bôi có thành phần chính là Triamcinolone acetonide. Mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm đau, kháng viêm và chống dị ứng.

Tuy nhiên, sử dụng Orrepaste kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Bao gồm loét đường tiêu hoá, rối loạn chuyển hoá đường, tăng huyết áp, tăng nhãn áp…

Lưu ý:

Không sử dụng Orrepaste cho các đối tượng như phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân bị loét đường tiêu hoá, đái tháo đường,…

Không nên bôi thuốc Orrepaste trên diện rộng. Đồng thời chỉ nên lấy một lượng thuốc vừa đủ để bôi lên vết loét.

Thuốc uống nhiệt miệng

 Một số loại thuốc trị nhiệt miệng dạng uống gồm:

1. Thuốc colchicine và prednisone

Đây là hai loại thuốc uống thường được kê đơn sử dụng mỗi khi người bệnh gặp tình trạng nhiệt miệng nặng do virus, vi khuẩn và nấm tấn công. Thuốc có tác dụng chống viêm rất mạnh, giúp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời hỗ trợ vết loét nhanh hồi phục hơn.

Lưu ý:

  • Prednisone là một loại thuốc dạng corticosteroid. Do đó, khi sử dụng quá nhiều hoặc ngừng sử dụng đột ngột, thuốc có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ. Như suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hoá, nổi mụn, trầm cảm, dị ứng, mờ mắt, dễ bị bầm tím cơ thể…
  • Colchicine có thể gây các tác dụng phụ như đau bụng thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy… Đặc biệt có thể gây tử vong nếu sử dụng quá liều.

2. Kháng sinh

Trong trường hợp người bệnh nhiệt miệng có kèm theo bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ thường chỉ định sử dụng kháng sinh. Trong đó biseptol là kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất với 2 thành phần chính là sulfamethoxazole và trimethoprim. 

Trường hợp viêm loét nặng, kéo dài mà không có dấu hiệu lành thì có thể phải kết hợp cả metronidazol và spiramycin.

3. Thuốc corticosteroid

Corticosteroid đường uống thường được bác sĩ chỉ định khi người bệnh bị nhiệt miệng nặng, kéo dài mà không thể lành lại được. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm tình trạng nhiệt miệng hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình sử dụng gây nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt là suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ gãy xương, loét và xuất huyết dạ dày…

4. Viên uống bổ sung vitamin, kẽm và sắt

Với trường hợp nguyên nhân gây nhiệt miệng xuất phát từ việc cơ thể thiếu vitamin, kẽm và sắt thì bạn nên bổ sung các chất này thông qua đường uống. 

Tuy nhiên, hiệu quả giảm nhanh đau rát do nhiệt miệng thường xuất hiện chậm hơn so với các nhóm thuốc khác. Đồng thời cần tuân thủ uống theo liều lượng, tránh gây thừa có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Như vậy, các thuốc trị nhiệt miệng nhanh nhất nói trên đều mang đến hiệu quả điều trị nhiệt miệng nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình sử dụng lại tiềm ẩn nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Việc sử dụng thuốc thường gắn liền với nguy cơ gặp tác dụng phụ. Để quá trình sử dụng các thuốc chữa nhiệt miệng đạt được tính an toàn – hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý sử dụng đúng thuốc, đúng liều và cảnh giác với các tác dụng phụ.

Lưu ý sử dụng thuốc để quá trình điều trị an toàn và hiệu quả

Không tự ý dùng thuốc

Bạn không nên tự ý mua thuốc chữa nhiệt miệng về sử dụng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Đặc biệt, không sử dụng thuốc theo toa của người khác vì mỗi mức độ và thể trạng của mỗi người là khác nhau. Do đó, lựa chọn thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc cũng có thể khác nhau ở từng người bệnh.

Sử dụng đúng liều và theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ

Một số loại thuốc khi sử dụng quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trong khi đó, nếu sử dụng thuốc với liều lượng quá ít lại không đủ để phát huy tác dụng như mong muốn. Vì vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ để biết cách sử dụng thuốc đúng liều lượng.

Cảnh giác với tác dụng phụ

Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc, bạn nên sớm trao đổi với bác sĩ để tìm được hướng giải quyết phù hợp.

Giải pháp chữa nhiệt miệng an toàn và hiệu quả cao nhất

Sử dụng các thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất khiến nhiều người lo lắng bởi nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Do đó, ngày càng nhiều người tìm kiếm và áp dụng các bài thuốc thảo dược dân gian. Vừa mang lại hiệu quả cao lại vừa an toàn khi sử dụng kéo dài mà không e ngại tác dụng phụ.

Sử dụng bài thuốc thảo dược dân gian chữa nhiệt miệng

Bạn có thể áp dụng nhiều bài thuốc thảo dược dân gian cho tình trạng nhiệt miệng. Đặc biệt, nhiều bài thuốc còn có nguyên liệu dễ tìm và dễ áp dụng ngay tại nhà.

Một số bài thuốc thảo dược dân gian chữa nhiệt miệng hiệu quả phải kể đến như:

  • Rau ngót: Giã lá rau ngót để lấy nước cốt và trộn cùng với mật ong. Sau đó, chấm hỗn hợp nước rau ngót – mật ong lên vùng bị viêm loét sẽ thấy tình trạng sưng đau, lở loét được cải thiện.
  • Diếp cá: Lá diếp cá ép lấy nước hoặc xay nguyễn thành sinh tố. Uống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng rất tốt.
  • Lá bàng non: Đem lá bàng non đi đun sôi cùng với nước trong 30 phút. Sử dụng nước này để làm nước súc miệng trong ngày.

Sử dụng bột hoàng thanh chữa nhiệt miệng

Đây là cách chữa nhiệt miệng được rất nhiều người ưa thích sử dụng. Bởi bột hoàng thanh là dược liệu có tính mát, tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Khi dùng cho tác dụng chữa nhiệt miệng và phòng ngừa bệnh tái phát rất hiệu quả.

Bột hoàng thanh an toàn khi sử dụng kéo dài mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Thích hợp sử dụng để chữa nhiệt miệng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Khi có tình trạng nhiệt miệng, bạn hãy pha ngay bột hoàng thanh để uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chế biến hoàng thành thành các món ăn như nấu chè, nấu bột… vừa thơm ngon lại có tác dụng chữa nhiệt miệng rất tốt.

Sử dụng bột hoàng thanh trị nhiệt miệng được nhiều người áp dụng

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ về những loại thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất và các bài thuốc từ thảo dược cho hiệu quả cao. Đặc biệt là cách sử dụng bột hoàng thanh chữa nhiệt miệng được nhiều người áp dụng và thành công đẩy lùi bệnh nhiệt miệng. Bên cạnh đó, hãy chủ động loại bỏ nguyên nhân gây bệnh để tránh tái phát nhiệt miệng hiệu quả bạn nhé!

>>> Xem thêm: Uống bột hoàng thanh chữa bệnh gì?

>>> Xem thêm: Uống bột hoàng thanh có tốt không? Cách dùng tốt cho sức khỏe

>> Xem thêm: Bột hoàng thanh nên uống vào lúc nào? Cách dùng tốt cho sức khỏe

>> Xem thêm: Bột hoàng thanh – món ăn, bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.