Áp dụng cách chữa lở miệng ngay tại nhà có thể khiến tình trạng viêm loét biến mất nhanh chóng. Đặc biệt, nhiều cách chữa trị còn có nguyên liệu dễ tìm và chi phí thấp. Cùng tham khảo các cách trị lở miệng an toàn – hiệu quả ngay trong bài viết này nhé!
Tổng quan về bệnh lở miệng
Trước khi đến với các cách chữa lở miệng hiệu quả ngay tại nhà, bạn cần hiểu rõ về bệnh lý này. Từ đó, biết cách chăm sóc và điều trị bệnh hợp lý. Đồng thời xử trí kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.
Bệnh lở miệng là gì?
Lở miệng hay nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông trên niêm mạc miệng. Vết loét này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng. Như trên nướu, trên môi, má hoặc dưới lưỡi.
Thông thường, các vết loét do lở miệng gây ra có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày và không để lại dấu vết. Với những trường hợp lở miệng kéo dài dai dẳng trên 2 tuần, viêm loét ngày một nặng hơn kèm các triệu chứng khác như sốt, nổi u cục, nổi hạch,… thì bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Nguyên nhân gây lở miệng
- Vi sinh vật gây bệnh tấn công vào niêm mạc miệng như vi khuẩn, virus, nấm,…
- Niêm mạc miệng bị tổn thương, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh tấn công
- Dị ứng với thực phẩm
- Thay đổi nội tiết khi mang thai hay trong chu kỳ kinh nguyệt
- Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12, C, kẽm, sắt
- Các bệnh lý tự miễn như bệnh Crohn, bệnh Celiac
Cách chữa lở miệng hiệu quả, an toàn ngay tại nhà không phải ai cũng biết
Cách chữa lở miệng bằng súc miệng hàng ngày
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hay các nước súc miệng chuyên dụng là giải pháp giúp làm sạch và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả. Nước muối với nồng độ NaCl 0,9% là nồng độ tối ưu để diệt khuẩn. Bên cạnh đó, các loại nước súc miệng nha khoa còn bổ sung thêm chất sát khuẩn như chlorhexidine, cetylpyridinium, menthol, axit boric,…
Cách chữa lở miệng bằng bột sắn dây
- Pha loãng bột sắn dây cùng với nước lọc. Thêm một chút đường cho dễ uống và khuấy đều.
- Khi có lở miệng, bạn nên uống nước sắn dây 2 lần mỗi ngày. Kiên trì uống liên tục trong vài ngày sẽ thấy tình trạng lở loét miệng được thuyên giảm đáng kể
Cách chữa lở miệng bằng uống rau má
Rau má là một vị thuốc đông y có tác dụng thanh nhiệt, thảo độc rất tốt. Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chứng minh được trong rau má chữa nhiều hoạt chất Triterpenoids. Đây là hoạt chất có tác dụng làm lành các vết lở miệng rất nhanh.
- Cách 1: Rửa sạch rau má, để ráo nước. Xay rau má và chắt lấy nước cốt để uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng cách này sau vài ngày sẽ thấy vết lở loét được cải thiện.
- Cách 2: Lấy nước cốt rau má để ngậm và súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Cách 3: Nấu nước rau má và uống thay nước hàng ngày
Cách chữa lở miệng bằng mật ong
- Trộn mật ong với bột nghệ theo tỉ lệ 1 : 2, khuấy đều để thu được hỗn hợp thuốc
- Chấm hỗn hợp trên lên vùng miệng bị lở loét, để yên trong 2 – 3 phút để dược chất ngấm vào sâu bên trong.
- Súc miệng lại để loại bỏ vi khuẩn và làm sạch răng miệng
- Nên áp dụng cách này 3 lần mỗi ngày, tình trạng sưng viêm do lở miệng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Cách chữa lở miệng bằng bã chè khô
Cách chữa lở miệng bằng bột hoàng thanh
Xem thêm: 1 – 3 lần dùng Hoàng Thanh Tiến Vua, nhiệt miệng phải chào thua
Cách chữa lở miệng bằng nước cùi dừa
Các chữa lở miệng bằng nước hạt rau mùi
Nước hạt rau mùi có tác dụng diệt khuẩn, chữa lở miệng và hôi miệng rất tốt. Bạn có thể cho 1 muỗng canh hạt rau mùi vào 1 cốc nước sôi. Ngâm hạt rau mùi trong nước sôi khoảng vài phút. Sau đó chắt lấy nước để ngậm và súc miệng 3 lần mỗi ngày.
Cách chữa lở miệng bằng nước củ cải trắng
- Củ cải trắng rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ
- Cho củ cải vào máy ép để ép lấy nước cốt. Hoà nước cốt củ cải cùng một chút nước lọc để làm nước súc miệng.
- Mỗi ngày súc miệng 3 lần bằng nước củ cải sẽ giúp vết loét nhanh được làm lành hơn.
Cách chữa lở miệng bằng nước ép cà chua sống
Cà chua giúp bổ sung vitamin C thể, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ vết lở loét trong miệng nhanh hồi phục hơn.
Bạn có thể nhai cà chua sống hoặc ngậm nước cốt cà chua trong miệng rồi từ từ nuốt. Nên thực hiện đều đặn cách chữa lở miệng bằng nước ép cà chua mỗi ngày 3 lần để hỗ trợ bệnh nhanh khỏi.
Cách chữa lở miệng bằng nước lá rau ngót
Rau ngót là loại rau có tác dụng thanh nhiệt và làm mát rất tốt. Chính vì thế mà dân gian đã ứng dụng rau ngót vào trong chữa trị bệnh lở miệng.
Cách sử dụng rau ngót chữa lở miệng:
- Lấy 1 nắm lá rau ngót rửa sạch, để rau ráo nước
- Lá rau ngót sau khi giã nát thì chắt lấy nước cốt
- Trộn nước cốt rau ngót cùng với một chút mật ong nguyên chất, khuấy đều.
- Thoa hỗn hợp vừa thu được lên vùng lở loét 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ thấy tình trạng lở miệng được thuyên giảm nhanh chóng.
Cách chữa lở miệng bằng nước chè đỗ đen
Các loại đỗ như đỗ đen có tác dụng bổ gan, giải nhiệt, giải độc rất tốt. Chính vì thế nên đây là loại thực phẩm được người bệnh lở miệng rất yêu thích sử dụng.
Để chữa lở miệng bằng đậu đen, bạn dùng 20 – 40g hạt đậu đen nấu lấy nước uống. Uống nước đậu đen mỗi ngày sẽ giúp cho tình trạng lở miệng được chữa trị hiệu quả.
Nước đậu đen có tác dụng thanh nhiệt, làm mát rất tốt
Các biện pháp phòng ngừa bệnh lở miệng
Bên cạnh áp dụng các cách chữa lở miệng, bạn cũng cần chú ý đến biện pháp phòng ngừa bệnh. Nên kết hợp vệ sinh, chăm sóc răng miệng tốt cùng xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể như sau:
Tránh gây tổn thương niêm mạc miệng
Bạn nên đánh răng nhẹ nhàng, thay bàn chải đánh răng bằng các loại bàn chải có lông mềm mịn. Tránh sử dụng các thực phẩm cứng, gây cọ sát vào vết lở loét như bánh kẹo cứng, măng, nước đá, bỏng ngô,…
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Chế độ ăn uống nhiều đồ cay nóng cũng là một trong những yếu tố gây tái phát bệnh lở miệng. Do đó, bạn nên tránh xa các thực phẩm cay nóng như ớt, mù tạt, hạt tiêu và các món ăn nhiều gia vị này.
Bên cạnh đó, tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây có tính mát. Như rau muống, rau mồng tơi, rau ngót, cà chua, rau diếp cá, rau má, quýt, cam, chanh,…
Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi và tấn công. Từ đó, lở miệng dễ tái phát trở lại.
Do đó, bạn nên lưu ý đánh răng 2 lần mỗi ngày. Kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa tốt hơn.
Như vậy, bài viết trên đã mách bạn nhiều cách chữa lở miệng tại nhà vô cùng hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào về bệnh lở miệng và các phương pháp điều trị, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0919394000 để được Dược sĩ Xanh hỗ trợ giải đáp thắc mắc nhé!
Bài viết liên quan
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
Nội dungTổng quan về bệnh lở miệngBệnh lở miệng là gì?Nguyên nhân gây lở miệngCách ...
Th1
QUÀ BIẾU TẶNG SANG, XỊN VỚI BỘT HOÀNG THANH TIẾN VUA
Nội dungTổng quan về bệnh lở miệngBệnh lở miệng là gì?Nguyên nhân gây lở miệngCách ...
Th1
Thực vật hữu cơ organic: Xu hướng thanh lọc cơ thể lành mạnh từ bên trong
Các loại thực phẩm thực vật organic hữu cơ rất được ưa chuộng, trở thành ...
Th10
Thông báo lịch nghỉ tết âm Lịch năm 2023
Nhãn hàng Hoàng Thanh Tiến Vua xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng, Quý ...
Th1
Chuyên gia giải đáp: Uống gì cho mát gan hết mụn?
Uống gì cho mát gan hết mụn có phải là điều bạn đang quan tâm? ...
Th11
Giải độc gan cho bé, cách nào an toàn, hiệu quả?
Giải độc gan cho bé là chìa khóa giúp con khỏe mạnh, tăng cân và ...
Th11