Nhiệt miệng không đau có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư giai đoạn đầu không?

Tác giả:
Nguyễn Thủy
Ngày đăng:
28/03/22
Số lượt xem:
216

Một số người bị nhiệt miệng không đau băn khoăn không biết đây có phải là dấu hiệu bất thường hay không. Bởi đa số các trường hợp mắc bệnh, nhiệt miệng thường gây cảm giác sưng đau, nóng rát xung quanh vết loét rất khó chịu. Cùng tìm đáp án cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

nhiet-mieng-khong-dau
Nhiều người băn khoăn, lo lắng khi gặp tình trạng nhiệt miệng không đau

Nhiệt miệng không đau có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư?

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Đây là tình trạng được các chuyên gia đánh giá là nhẹ và lành tính. Có thể điều trị bệnh nhanh chóng bằng các loại thuốc, dược liệu hay thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, triệu chứng lở loét do nhiệt miệng lại rất dễ nhầm lẫn với bệnh ung thư khoang miệng giai đoạn đầu.

nhiet-mieng-khong-dau
Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở nước ta

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Nhiệt miệng là bệnh lý có đặc điểm xuất hiện vết viêm loét trên niêm mạc má, lợi, lưỡi, môi, vòm họng… Các vết loét có thể xuất hiện đơn độc hoặc nằm rải rác khắp khoang miệng. 

Ban đầu, miệng của người bệnh chỉ có những đốm trắng hay mụn nước nhỏ. Sau đó chúng phát triển lớn dần theo thời gian và vỡ ra, hình thành vết loét. Vết loét do nhiệt miệng gây ra thường có hình tròn/ bầu dục, đáy màu trắng hoặc vàng nhạt và được bao bọc bởi một viền màu đỏ.

Khi bệnh tiến triển, nhiệt miệng khiến người bệnh đau rát gây khó khăn trong ăn uống. Cảm giác đau rát sẽ giảm dần khi vết loét được làm lành và hồi phục. Do đó khi gặp tình trạng nhiệt miệng không đau, nhiều người băn khoăn không biết đây có phải là dấu hiệu bất thường hay không. 

Nhiệt miệng không đau có phải ung thư khoang miệng giai đoạn đầu không?

Không phải trường hợp nào có tình trạng nhiệt miệng không đau cũng do nguyên nhân bắt nguồn từ ung thư khoang miệng.

Chỉ dựa vào dấu hiệu nhiệt miệng không đau thì chúng ta chưa thể kết luận được nguyên nhân có phải do ung thư khoang miệng hay không. Tuy nhiên, tình trạng lở loét không đau và kéo dài không khỏi thì có thể là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư khoang miệng giai đoạn đầu.

Ung thư khoang miệng là một bệnh lý nguy hiểm, chiếm tới 10 – 12% trong tổng số các ca mắc ung thư. Bệnh có thể được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng ung thư khoang miệng giai đoạn đầu lại dễ nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng khiến người bệnh chủ quan và không thăm khám sớm. Đến khi phát hiện thì ung thư đã ở giai đoạn muộn và khó chữa trị.

nhiet-mieng-khong-dau
Tình trạng nhiệt miệng không đau và kéo dài dai dẳng là dấu hiệu bất thường cần chú ý

Xem thêm: Cẩm nang chữa nhiệt miệng

Dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng cần lưu ý

Tuỳ từng giai đoạn mà ung thư khoang miệng có thể gây ra những dấu hiệu cảnh báo khác nhau. Đặc biệt, bạn cần chú ý đến dấu hiệu ung thư khoang miệng giai đoạn đầu để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Dấu hiệu ung thư khoang miệng giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, dấu hiệu ung thư khoang miệng khá giống với triệu chứng của bệnh nhiệt miệng. Đặc biệt là tình trạng xuất hiện lở loét kéo dài nhưng người bệnh không có cảm giác đau rát.

Bên cạnh đó, người bệnh hay có cảm giác vướng trong miệng như có dị vật, tăng tiết nước bọt, đôi khi nước bọt lẫn máu. Ở một số người bệnh còn gặp tình trạng nổi hạch ở vùng cằm hoặc hàm dưới.

Tổn thương viêm loét kéo dài mà không có xu hướng thuyên giảm. Triệu chứng này khác với bệnh nhiệt miệng thông thường là vết loét chỉ gây sưng đau và có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày mà không để lại sẹo.

Dấu hiệu ung thư khoang miệng giai đoạn toàn phát

Sau giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng hơn sự bất thường ở trong khoang miệng. Xuất hiện cảm giác đau rát, đặc biệt là khi ăn uống hay nói chuyện. 

Tình trạng viêm loét kéo dài tạo thành những tổn thương dạng hoại tử gây mùi hôi miệng khó chịu. Ở giai đoạn này, bệnh có thể tiến triển và tạo thành các ổ loét kích thước lớn, có mủ lẫn máu. Đặc biệt vết loét dễ bị chảy máu khi có tác động nhẹ. Đôi khi, người bệnh còn gặp tình trạng khó nuốt và khó phát âm rõ ràng.

Dấu hiệu ung thư khoang miệng giai đoạn phát triển mạnh

Đến giai đoạn này, ung thư đã phát triển mạnh và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, tính mạng của người bệnh. Tổn thương viêm loét phát triển thành khối u trồi lên trên bề mặt niêm mạc hoặc tạo thành những mảng cứng. Có hiện tượng đau dữ dội, đôi khi nhói lên tai và chảy máu tại khối u diễn ra liên tục hơn.

Đặc biệt, người bệnh ở giai đoạn này bị sụt cân nhiều vì không thể tiếp nhận nhiều thức ăn thông qua đường miệng. 

Như vậy khi thấy các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là tình trạng lở loét kéo dài nhưng không đau thì bạn nên đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám. Từ đó biết chính xác nguyên nhân và có giải pháp can thiệp, điều trị kịp thời.

nhiet-mieng-khong-dau
Lưu ý dấu hiệu của bệnh ung thư khoang miệng

Bí quyết giúp nhiệt miệng không đau nhanh khỏi

Tuỳ từng nguyên nhân và tính chất của bệnh mà lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp. Với tình trạng lở loét do ung thư khoang miệng, bạn nên sớm đến bệnh viện thăm khám để biết chính xác tình trạng bệnh. Từ đó trao đổi với bác sĩ và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với giai đoạn ung thư.

Với nguyên nhân do bệnh nhiệt miệng thông thường, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện bệnh nhanh chóng như:

Sử dụng thuốc trị nhiệt miệng

Hiện nay, có nhiều loại thuốc trên thị trường dành cho người bệnh nhiệt miệng. Đặc biệt, khi viêm loét còn nhẹ và chưa xuất hiện biến chứng thì người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng cho tác dụng nhanh.

Một số loại thuốc bôi nhiệt miệng thường sử dụng như: Oracortia, Traful, Urgo, Kamistad Gel N, Zytee RB, Orrepaste…

Trong trường hợp vết loét bội nhiễm vi khuẩn, nấm hay kéo dài không khỏi do suy giảm sức đề kháng thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phối hợp thêm một số loại thuốc khác. Chẳng hạn như thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc chống viêm, thuốc corticoid…

Lưu ý: Nên thăm khám và trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc. Đồng thời, sử dụng thuốc đúng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.

Tăng cường vệ sinh và chăm sóc khoang miệng

Khi có tình trạng nhiệt miệng, vết loét rất dễ bị tổn thương khi có yếu tố khác tấn công. Đặc biệt là các loài vi khuẩn, virus hay nấm tồn tại trong khoang miệng. Do đó, bạn nên tăng cường vệ sinh và chăm sóc khoang miệng bằng cách:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày ( buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ )
  • Kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/lần để tránh vi khuẩn tích tụ trong bàn chải cũ
  • Có thể kết hợp thêm dụng cụ làm sạch lưỡi và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên lưỡi hay thức ăn thừa mắc vào kẽ răng.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố góp phần hồi phục bệnh nhiệt miệng nhanh hơn. Bạn lưu ý:

  • Ăn nhiều những thực phẩm có tính mát, tác dụng thanh nhiệt cơ thể tốt. Chẳng hạn như rau má, rau diếp cá, rau ngót, rau muống, rau mồng tơi, rau cần, bí đao, mướp đắng…
  • Bổ sung vitamin B12 cho cơ thể thông qua các thực phẩm như: trứng, sữa, thịt bò, cá mòi, cá ngừ, cá hồi, ngũ cốc…
  • Bổ sung vitamin C cho cơ thể thông qua các thực phẩm như: ổi, bưởi, cam, chanh, dứa, dưa lưới vàng, dâu tây, cà chua…
  • Hạn chế những thực phẩm có tính nóng gây nhiệt miệng như: món ăn nhiều gia vị cay (ớt, hạt tiêu, mù tạt…), đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ ( gà rán, khoai tây chiên, lạp xưởng, xúc xích…), đồ uống có cồn (rượu, bia…), cà phê.

Sử dụng bột hoàng thanh trị nhiệt miệng không đau

nhiet-mieng-khong-dau
Sử dụng bột hoàng thanh giúp trị bệnh nhiệt miệng không đau

Sử dụng bột hoàng thanh là một trong những giải pháp được nhiều người bệnh nhiệt miệng ưu tiên lựa chọn. Bởi đây là một dược liệu có tính mát, tác dụng giải độc và thanh nhiệt cơ thể phù hợp cho những người đang có tình trạng nhiệt miệng.

Ngoài ra, trong thành phần của bột hoàng thanh còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp bệnh nhiệt miệng nhanh được hồi phục hơn.

Có nhiều cách sử dụng bột hoàng thanh để chữa bệnh nhiệt miệng. Cách đơn giản nhất là bạn có thể pha bột hoàng thanh cùng với nước, khuấy đều và sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, với đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ thì cha mẹ lưu ý nấu chín bột hoàng thanh cho bé ăn. 

Trong những ngày hè nắng nóng, bạn có thể pha bột hoàng thanh với đường, chanh và nước lọc. Uống mỗi ngày sẽ cho tác dụng thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng bột hoàng thanh như một nguyên liệu để nấu chè. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Bột hoàng thanh, đậu xanh, đường và nước lọc
  • Đậu xanh rửa sạch, ngâm rửa và loại bỏ hết vỏ. Đem đậu xanh đi hấp chín.
  • Hoà bột hoành thanh cùng với một cốc nước lọc cho tan.
  • Cho nước vào nồi và đun sôi. Đến khi nước sôi thì cho bột hoàng thanh đã pha ở trên vào. Lưu ý cho từ từ nước bột hoàng thanh vào nồi và khuấy đều tay, đồng thời vặn nhỏ lửa để bột không bị vón cục, cháy.
  • Cho thêm đường và đậu xanh đã hấp chín vào nồi, nêm nếm cho vừa ăn. Khuấy đều rồi tắt bếp.

Đến đây là bạn đã nấu xong món chè hoàng thanh. Bạn có thể ăn chè nóng hoặc cho chè vào tủ lạnh để ăn mát đều rất tốt.

Tóm lại, nhiệt miệng không đau và kéo dài không khỏi là một dấu hiệu cần lưu ý. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ ung thư khoang miệng. Bạn cần chú ý các triệu chứng đi kèm và sớm đi thăm khám nếu có dấu hiệu bất thường nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.