Cách chữa nóng trong nhiệt miệng bằng bột hoàng thanh mang lại hiệu quả cao

Tác giả:
Hoàng Thanh
Ngày đăng:
29/03/22
Chuyên mục:
Nhiệt miệng
Số lượt xem:
230

Nóng trong nhiệt miệng là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người, đặc biệt là trong những ngày hè nắng nóng. Áp dụng ngay các biện pháp chữa trị sẽ giúp cho bệnh nhanh chóng được đẩy lùi. Đặc biệt là cách chữa nóng trong nhiệt miệng bằng bột hoàng thanh mang lại hiệu quả cao mà không phải ai cũng biết.

 

nong-trong-nhiet-mieng
Nóng trong nhiệt miệng khiến người bệnh rất khó chịu

Tổng quan về tình trạng nóng trong nhiệt miệng

Nóng trong nhiệt miệng là bệnh lý khiến cho người mắc phải luôn cảm thấy khó chịu. Tuy đây không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng nếu để kéo dài có thể gây nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy giảm miễn dịch của cơ thể. 

Nóng trong nhiệt miệng là bệnh gì?

Nóng trong nhiệt miệng là tình trạng nóng trong người dẫn tới mụn nhọt, lở loét ở miệng. Người bệnh lúc nào cũng cảm thấy nhiệt độ cơ thể ở mức cao hơn bình thường, đổ nhiều mồ hôi và xuất hiện tình trạng lở loét miệng.

Các vết loét miệng to nhỏ khác nhau tùy từng trường hợp bệnh. Bên cạnh đó, chúng có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng như niêm mạc lợi, môi, mặt trong của má, lưỡi, vòm họng… Khiến người bệnh bị sưng đau, nóng rát.

Đây là một bệnh lý lành tính và thường khỏi sau 7 – 10 ngày mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, quá trình lành vết loét gây đau đớn và khó chịu. Đồng thời, nếu không chữa trị hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét bội nhiễm vi khuẩn và nấm trong khoang miệng. Từ đó, nhiệt miệng khó lành và lâu khỏi hơn.

nong-trong-nhiet-mieng
Nóng trong người làm xuất hiện các vết lở loét trên miệng

Tại sao nóng trong gây nhiệt miệng?

Theo quan điểm của Đông y, tình trạng nhiệt miệng là do cơ thể bị nóng trong, tích tụ nhiệt độc từ bên ngoài như thời tiết nắng nóng, thường xuyên ăn thực phẩm có tính nóng… Cụ thể như sau:

  • Nhiệt miệng do hoả độc, nhiệt độc xâm nhập tỳ, vị

Nhiệt độc thường hình thành do thời tiết nắng nóng, sau đó xâm nhập vào tỳ, vị. Lâu dần, nhiệt độc bốc lên gây lở loét, nóng rát ở miệng, khô miệng, lưỡi đỏ. Tình trạng này trong đông y còn được gọi là khẩu sang.

  • Nhiệt miệng do thấp nhiệt ở tỳ, vị

Thường gặp khi người bệnh ăn uống quá nhiều thực phẩm gây nóng trong người. Chẳng hạn như đồ ăn cay, ớt, mù tạt, hạt tiêu, đồ ăn giàu chất béo, khó tiêu… gây nhiệt độc.

Nhiệt độc kết hợp với tân dịch (nước bọt) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng. Từ đó gây nên những vết lở loét, nứt nẻ hay những đám nấm trắng ở lưỡi, miệng. Đông y gọi những tình trạng trên lần lượt là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống như miệng của con vịt) và tuyết khẩu (vì miệng xuất hiện những đám trắng giống như tuyết).

Mách bạn những cách chữa nóng trong nhiệt miệng an toàn và hiệu quả

Đa số các trường hợp nóng trong nhiệt miệng có thể được chữa trị hiệu quả nhờ sử dụng các thảo dược dân gian. Các thảo dược này vừa an toàn lành tính, vừa cho hiệu quả cao khi sử dụng. 

Tham khảo ngay những cách chữa nóng trong nhiệt miệng an toàn và hiệu quả như:

Chữa nóng trong nhiệt miệng bằng rau má

nong-trong-nhiet-mieng
Rau má chữa nóng trong nhiệt miệng

Chữa nóng trong nhiệt miệng bằng rau má là cách chữa trị vừa cho hiệu quả nhanh chóng, lại an toàn khi sử dụng. Đây lại còn là cách dễ thực hiện, đặc biệt nước ép rau má là một thức uống giải khát cực tốt trong những ngày hè nóng bực.

Theo y học cổ truyền, rau má là thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, thải độc rất tốt. Đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp người bệnh có sự tích tụ nhiệt độc trong cơ thể. 

Ngoài ra, các nguyên cứu của y học hiện đại đã chứng minh hoạt chất Triterpenoids trong rau má có tác dụng trị lở loét và làm lành vết thương hiệu quả. Bên cạnh đó, các thành phần khác trong rau má còn giúp kháng khuẩn và chống oxy hoá.

Để sử dụng rau má chữa nóng trong gây nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Cách 1: Xay sinh tố rau má hoặc ép rau má lấy nước và uống hàng ngày. Có thể thêm một ít đường, đá lạnh vào nước rau má tùy theo khẩu vị của mỗi người.
  • Cách 2: Giã nát lá rau má để lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt này để ngậm và súc miệng.
  • Cách 3: Sắc nước lá rau má và uống mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng rau má:

  • Rau má có tính hàn, sử dụng lâu dài có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, dễ gây tiêu chảy, lạnh bụng… Do đó, mỗi lần sử dụng chỉ nên dùng với lượng vừa đủ. Tốt nhất là 40g/ngày và không dùng liên tục trong 1 tháng. 
  • Phụ nữ có thai sử dụng rau má trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Nên ngừng dùng rau má trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần.

Chữa nóng trong nhiệt miệng bằng rau diếp cá

Diếp cá hay dấp cá là loại rau quen thuộc và được nhiều người ưa thích. Bên cạnh tác dụng làm món ăn, diếp cá còn là một thảo dược dân gian chữa được nhiều bệnh. Trong đó có tình trạng nóng trong nhiệt miệng.

Theo y học cổ truyền, diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm, thoát mủ và sát trùng rất tốt. Còn theo những nghiên cứu của y học hiện đại, hoạt chất decanoyl-acetaldehyd trong cây diếp cá có tác dụng kháng sinh tự nhiên. Giúp ức chế một số loài vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng trong khoang miệng.

nong-trong-nhiet-mieng
Rau diếp cá rất tốt cho những người có tình trạng nóng trong người

Cách sử dụng diếp cá chữa nóng trong nhiệt miệng:

  • Chuẩn bị: 100g rau diếp cá
  • Rau diếp cá nhặt bỏ phần cuống già, ngâm với nước muối và rửa sạch. Để rau cho ráo nước.
  • Say nhuyễn lá diếp cá và lọc lấy nước. Sau đó, cho thêm một chút đường và uống tuỳ khẩu vị của mỗi người.
  • Mỗi ngày uống 2 – 3 lần sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt và cải thiện tình trạng viêm loét miệng nhanh chóng hơn.

Bên cạnh cách trên, bạn cũng có thể sắc lá diếp cá và uống trong ngày nếu không thể uống lá diếp cá tươi.

Lưu ý khi sử dụng rau diếp cá:

  • Vì rau diếp cá có tính hàn nên bạn không nên sử dụng quá dài ngày. Chỉ nên áp dụng khi cơ thể có tình trạng nóng trong người.
  • Cần kết hợp sử dụng rau diếp cá với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tình trạng viêm loét ở miệng nhanh được cải thiện.

Chữa nóng trong nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Bột sắn dây là vị thuốc đông y thường dùng để chữa trị các tình trạng liên quan tới nhiệt độc xâm nhập vào cơ thể. Theo đông y, bột sắn dây có vị ngọt, tính bình, mang tới tác dụng giải nhiệt, giải độc và làm dịu mát cơ thể rất tốt.

Chính nhờ những tác dụng này mà từ lâu, dân gian đã sử dụng bột sắn dây để chữa nóng trong, nhiệt miệng. Giúp cơ thể dịu mát và cải thiện nhanh các vết viêm loét.

nong-trong-nhiet-mieng
Bột sắn dây trị nóng trong, nhiệt miệng

Cách sử dụng bột sắn dây chữa nóng trong nhiệt miệng:

Nguyên liệu: 10 – 15g bột sắn dây và nước đun sôi để nguội

Tiến hành:

  • Pha bột sắn dây cùng với nước và uống trong ngày. Lưu ý với trẻ em thì nên pha chín với nước sôi rồi mới uống. Có thể thêm một chút đường hoặc nước cốt chanh tuỳ thuộc vào khẩu vị của mỗi người.
  • Uống bột sắn dây 2 lần mỗi ngày với liều lượng khoảng 10 – 15g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng bột sắn dây:

  • Bột sắn dây thường được chế biến thủ công nên dễ nhiễm khuẩn hay lẫn tạp chất. Gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Nên uống hết sau khi pha. Không để thừa hay pha một lần mà dùng cả ngày.
  • Không nên sử dụng bột sắn dây cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

Chữa nóng trong nhiệt miệng bằng nhân trần

Theo đông y, nhân trần là vị thuốc có vị đắng, tính hơi hàn. Do đó, thường được sử dụng để giúp cơ thể thanh nhiệt, lợi thấp, lợi tiểu và làm ra mồ hôi. Đặc biệt, nhân trần được ứng dụng trong điều trị bệnh nóng trong nhiệt miệng.

Bạn có thể sắc lấy nước nhân trần khô và uống để giúp thanh nhiệt cơ thể.

nong-trong-nhiet-mieng
Nước nhân trần chứa nóng trong nhiệt miệng

Lưu ý khi sử dụng nhân trần:

Không nên uống quá nhiều nhân trần trong một ngày. Bởi nhân trần có tác dụng lợi tiểu, có thể đào thải nhiều nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể ra ngoài thông qua đường nước tiểu.

Chữa nóng trong nhiệt miệng bằng trà hoa cúc

Trà hoa cúc là loại trà rất tốt cho người có tình trạng nóng trong nhiệt miệng nhờ tác dụng làm mát có thể, giải độc, kháng viêm và kháng khuẩn. Để chữa nhiệt miệng bằng trà hoa cúc, bạn có thể áp dụng cách sau:

Cho nụ hoa cúc khô vào ấm cùng với nước nóng. Hãm trà trong 5 phút và rót ra chén để thưởng thức. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào trà hoa cúc một chút kim ngân hoa và lá bạc hà khô để làm tăng tác dụng chữa nhiệt miệng.

Vớt nụ hoa cúc đã hãm với nước sôi ra ngoài, đem đắp lên vùng miệng bị nhiệt miệng sẽ cho hiệu quả giảm viêm sưng, đau rát nhanh chóng.

Lưu ý khi dùng trà hoa cúc:

  • Không sử dụng cho những người bị dị ứng với trà hoa cúc
  • Không nên sử dụng trà hoa cúc cho phụ nữ mang thai
nong-trong-nhiet-mieng
Người bị nóng trong nhiệt miệng nên dùng trà hoa cúc

Chữa nóng trong nhiệt miệng bằng bột hoàng thanh

Chữa nóng trong nhiệt miệng bằng bột hoàng thanh là cách làm được nhiều người áp dụng. Bột hoàng thanh là dược liệu có tính mát, tác dụng giải nhiệt, giải độc và làm dịu mát cơ thể tốt. Bên cạnh đó, thảo dược này còn được sử dụng để giải độc rượu bia cho người say rất hiệu quả.

Để sử dụng bột hoàng thanh chữa nhiệt miệng nóng trong, bạn hãy pha bột hoàng thanh cùng với nước và uống trong ngày. Đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng, bạn có thể pha bột hoàng thanh cùng với một chút đường và nước cốt chanh để làm mát cơ thể.

Bột hoàng thanh là dược liệu an toàn khi sử dụng cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, để giải nhiệt cho trẻ nhỏ thì cha mẹ nên nấu chín bột hoặc nấu chè hoàng thanh cho bé ăn.

nong-trong-nhiet-mieng
Bột hoàng thanh trị nóng trong nhiệt miệng rất hiệu quả

>>> Xem thêm: Uống bột hoàng thanh chữa bệnh gì?

>>> Xem thêm: Uống bột hoàng thanh có tốt không? Cách dùng tốt cho sức khỏe

>> Xem thêm: Bột hoàng thanh nên uống vào lúc nào? Cách dùng tốt cho sức khỏe

>> Xem thêm: Bột hoàng thanh – món ăn, bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả

Trên đây là một số thông tin về tình trạng nóng trong nhiệt miệng và những cách chữa trị an toàn, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Nếu còn vấn đề gì băn khoăn về bệnh lý này, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để nhận được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.